Nằm trên số 18 Đường Tán Thuật, phường Tự An thành phố Buôn Ma Thuột, nhà đày Buôn Ma Thuột là một di tích lịch sử có tầm quan trọng đặc biệt của khu vực Tây Nguyên.Lịch sử nhà đày bắt đầu vào khoảng năm 1900, khi một nhà lao đã được người Pháp xây dựng tại nơi đây dùng để giam tù chính trị. Ảnh: Cổng nhà đày thời Pháp thuộc.Cuối thập niên 1920 đầu 1930, phong trào chống thực dân tại Đông Dương phát triển mạnh, số lượng tù nhân chính trị ngày càng tăng cao. Chính quyền thuộc địa liên tục phải mở rộng và xây mới các nhà tù và nhà đày làm nơi lưu đày biệt xứ và giam giữ những nhà cách mạng dân tộc bản xứ. Ảnh: Nhà làm việc của quản ngục.Ban đầu Khâm sứ Trung Kỳ chọn xây dựng nhà đày tại huyện Lắk, cách thị xã Buôn Ma Thuột khoảng 50 km. Tuy nhiên, tỉnh trưởng Đắk Lắk bấy giờ đã đề nghị nên xây dựng nhà đày ngay tại thị xã Buôn Ma Thuột trên cơ sở mở rộng nhà lao cũ. Ảnh: Một khu nhà lao trong di tích.Và nhà đày Buôn Ma Thuột đã được thực dân Pháp thiết lập từ năm 1930 - 1931 để đày biệt xứ và giam giữ những người yêu nước, những đảng viên Cộng sản bị bắt, bị xử án nặng ở các tỉnh Trung Kỳ, những người đi đầu trong các cuộc đấu tranh phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh... Ảnh: Khu xà lim với 21 phòng - là nơi giam giữ những tù nhân mà Pháp cho là nguy hiểm và cứng đầu.Nhà đày toạ lạc trên một khuôn viên rộng gần 2 ha gần toà công sứ, trại lính khố xanh, nhà lao tỉnh. Đây là một đồi ít cây lớn, cho phép những xe tải dễ lui tới vận chuyển nguyên vật liệu.Một điểm đặc biệt của nhà đày Buôn Ma Thuột với các nhà tù, nhà đày khác ở Việt Nam là tù nhân phải tự làm nhà tù để giam giữ chính mình.Bản thiết kế và kế hoạch xây dựng nhà đày do kỹ sư trưởng, giám đốc công chính Trung kỳ soạn thảo. Công trình được thiết kế theo mô tuýp cổ điển của thực dân. Nó vừa tận dụng được mặt bằng, vừa kiểm soát được tù nhân một cách hiệu quả nhất. Ảnh: Khu biệt giam nhìn từ phía ngoài.Thời Pháp, nhà đày bao gồm sáu dãy phòng giam (từ lao 1 đến lao 6), một dãy xà lim và một số hạng mục phục vụ cho việc cai trị: nhà quản ngục, bếp ăn, bệnh xá… Bao quanh là bốn bức tường cao, có dây thép gai ở trên, các góc có tháp canh.Trong giai đoạn thuộc địa, nhà đày Buôn Ma Thuột là nơi giam cầm, đày ải và thủ tiêu các chiến sĩ cách mạng với một chế độ hết sức khắc nghiệt và tàn bạo. Ảnh: Phòng tra tấn nằm ở giữa lao 3 và lao 4.Thế nhưng, tinh thần và ý chí đấu tranh kiên cường những người tù Cộng sản đã vượt lên trên tất cả sự tàn bạo dã man của kẻ thù. Ảnh: Hoạt động phán kháng của những người tù cách mạng.Họ đã biến nơi đày ải thành mặt trận đấu tranh mới, thành trường đào tạo về văn hóa, chính trị, lý luận quân sự. Ảnh: Tù nhân trong khu biệt giam.Nhà đày Buôn Ma Thuột cũng là một trong những nơi ươm mầm hạt giống cho cách mạng Việt Nam. Nhiều đồng chí lãnh đạo cao cấp của Đảng, Nhà nước đã trưởng thành từ nơi này như đồng chí Võ Chí Công, Nguyễn Chí Thanh, Tố Hữu, Phan Đăng Lưu…Từ năm 1954, chính quyền Sài Gòn sử dụng lại nhà đày và xây một bức tường chia nơi này làm hai phần, một bên làm kho quân nhu, một bên làm Trung tâm cải huấn. Lao 3,4 là nơi được dùng để giam giữ tù nhân, ngăn hai lao này ra thành những phòng nhỏ và cho xây dựng thêm một số hạng mục khác.Năm 1975, chấm dứt chiến tranh Việt Nam, thống nhất đất nước, nhà đày Buôn Ma Thuột cũng được giải tán.Năm 1980, nhà đày Buôn Ma Thuột được công nhận là di tích cấp quốc gia của Việt Nam.Hiện nay, khu lao tù lịch sử này đã trở thành một địa điểm thu hút đông đảo du khách đến tham quan và học tập tìm hiểu ở phố núi Buôn Ma Thuột.Một số hình ảnh khác: Cảnh tù nhân hoạt động lao động tại nhà xưởng.Tù nhân bị cùm chân trong xà lim.Một hình ảnh khác về cảnh tù nhân bị cùm chân trong xà lim.Nơi giam tù nhân nữ.Nhà Bình An - nơi những tù nhân theo Phật giáo sinh hoạt.Nhà Nguyện - nơi sinh hoạt của những người theo Công giáo.
Nằm trên số 18 Đường Tán Thuật, phường Tự An thành phố Buôn Ma Thuột, nhà đày Buôn Ma Thuột là một di tích lịch sử có tầm quan trọng đặc biệt của khu vực Tây Nguyên.
Lịch sử nhà đày bắt đầu vào khoảng năm 1900, khi một nhà lao đã được người Pháp xây dựng tại nơi đây dùng để giam tù chính trị. Ảnh: Cổng nhà đày thời Pháp thuộc.
Cuối thập niên 1920 đầu 1930, phong trào chống thực dân tại Đông Dương phát triển mạnh, số lượng tù nhân chính trị ngày càng tăng cao. Chính quyền thuộc địa liên tục phải mở rộng và xây mới các nhà tù và nhà đày làm nơi lưu đày biệt xứ và giam giữ những nhà cách mạng dân tộc bản xứ. Ảnh: Nhà làm việc của quản ngục.
Ban đầu Khâm sứ Trung Kỳ chọn xây dựng nhà đày tại huyện Lắk, cách thị xã Buôn Ma Thuột khoảng 50 km. Tuy nhiên, tỉnh trưởng Đắk Lắk bấy giờ đã đề nghị nên xây dựng nhà đày ngay tại thị xã Buôn Ma Thuột trên cơ sở mở rộng nhà lao cũ. Ảnh: Một khu nhà lao trong di tích.
Và nhà đày Buôn Ma Thuột đã được thực dân Pháp thiết lập từ năm 1930 - 1931 để đày biệt xứ và giam giữ những người yêu nước, những đảng viên Cộng sản bị bắt, bị xử án nặng ở các tỉnh Trung Kỳ, những người đi đầu trong các cuộc đấu tranh phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh... Ảnh: Khu xà lim với 21 phòng - là nơi giam giữ những tù nhân mà Pháp cho là nguy hiểm và cứng đầu.
Nhà đày toạ lạc trên một khuôn viên rộng gần 2 ha gần toà công sứ, trại lính khố xanh, nhà lao tỉnh. Đây là một đồi ít cây lớn, cho phép những xe tải dễ lui tới vận chuyển nguyên vật liệu.
Một điểm đặc biệt của nhà đày Buôn Ma Thuột với các nhà tù, nhà đày khác ở Việt Nam là tù nhân phải tự làm nhà tù để giam giữ chính mình.
Bản thiết kế và kế hoạch xây dựng nhà đày do kỹ sư trưởng, giám đốc công chính Trung kỳ soạn thảo. Công trình được thiết kế theo mô tuýp cổ điển của thực dân. Nó vừa tận dụng được mặt bằng, vừa kiểm soát được tù nhân một cách hiệu quả nhất. Ảnh: Khu biệt giam nhìn từ phía ngoài.
Thời Pháp, nhà đày bao gồm sáu dãy phòng giam (từ lao 1 đến lao 6), một dãy xà lim và một số hạng mục phục vụ cho việc cai trị: nhà quản ngục, bếp ăn, bệnh xá… Bao quanh là bốn bức tường cao, có dây thép gai ở trên, các góc có tháp canh.
Trong giai đoạn thuộc địa, nhà đày Buôn Ma Thuột là nơi giam cầm, đày ải và thủ tiêu các chiến sĩ cách mạng với một chế độ hết sức khắc nghiệt và tàn bạo. Ảnh: Phòng tra tấn nằm ở giữa lao 3 và lao 4.
Thế nhưng, tinh thần và ý chí đấu tranh kiên cường những người tù Cộng sản đã vượt lên trên tất cả sự tàn bạo dã man của kẻ thù. Ảnh: Hoạt động phán kháng của những người tù cách mạng.
Họ đã biến nơi đày ải thành mặt trận đấu tranh mới, thành trường đào tạo về văn hóa, chính trị, lý luận quân sự. Ảnh: Tù nhân trong khu biệt giam.
Nhà đày Buôn Ma Thuột cũng là một trong những nơi ươm mầm hạt giống cho cách mạng Việt Nam. Nhiều đồng chí lãnh đạo cao cấp của Đảng, Nhà nước đã trưởng thành từ nơi này như đồng chí Võ Chí Công, Nguyễn Chí Thanh, Tố Hữu, Phan Đăng Lưu…
Từ năm 1954, chính quyền Sài Gòn sử dụng lại nhà đày và xây một bức tường chia nơi này làm hai phần, một bên làm kho quân nhu, một bên làm Trung tâm cải huấn. Lao 3,4 là nơi được dùng để giam giữ tù nhân, ngăn hai lao này ra thành những phòng nhỏ và cho xây dựng thêm một số hạng mục khác.
Năm 1975, chấm dứt chiến tranh Việt Nam, thống nhất đất nước, nhà đày Buôn Ma Thuột cũng được giải tán.
Năm 1980, nhà đày Buôn Ma Thuột được công nhận là di tích cấp quốc gia của Việt Nam.
Hiện nay, khu lao tù lịch sử này đã trở thành một địa điểm thu hút đông đảo du khách đến tham quan và học tập tìm hiểu ở phố núi Buôn Ma Thuột.
Một số hình ảnh khác: Cảnh tù nhân hoạt động lao động tại nhà xưởng.
Tù nhân bị cùm chân trong xà lim.
Một hình ảnh khác về cảnh tù nhân bị cùm chân trong xà lim.
Nơi giam tù nhân nữ.
Nhà Bình An - nơi những tù nhân theo Phật giáo sinh hoạt.
Nhà Nguyện - nơi sinh hoạt của những người theo Công giáo.