Tướng Phạm Ngũ Lão (1255-1320), người làng Phù Ủng, huyện Đường Hào (nay thuộc huyện Ân Thi, tỉnh Hưng Yên).Từ nhỏ, Phạm Ngũ Lão nổi tiếng là người chí khí hơn người. Khác với nhiều vị quan tướng triều đình xuất thân từ con đường khoa cử, riêng Phạm Ngũ Lão thành danh theo một con đường hết sức đặc biệt.Nhà nghèo nên Phạm Ngũ Lão thường ngồi bên đường đan sọt bán. Hôm đó, Hưng Đạo Vương đi qua, thấy ông ngồi đan sọt cản đường, quân lính quát vẫn ngồi im, dùng giáo đâm vào đùi vẫn bình thản.Hưng Đạo Vương liền trò chuyện hỏi han thấy chàng trai nông dân đối đáp trôi chảy có nghĩa khí biết đây là người tài liền chiêu mộ.Với tài năng bẩm sinh lại được đích thân Trần Quốc Tuấn rèn rũa, Phạm Ngũ Lão mau chóng trở thành một trong những vị tướng xuất sắc, kỳ tài.Theo sử chép, công lao của Phạm Ngũ Lão chủ yếu trong các lần đánh dẹp Ai Lao và Chiêm Thành, nhưng thực ra, tài năng quân sự của ông được thể hiện và khẳng định nổi trội ngay từ khi tham gia cuộc trường chinh đánh quân Nguyên - Mông.Năm 1285, giặc Nguyên Mông xâm lược Đại Việt lần hai, Phạm Ngũ đem quân phối hợp với các cánh quân của Trần Nhật Duật, Trần Quốc Toản đánh cho giặc đại bại ở Tây Kết, Hàm Tử, Chương Dương, chém đầu Toa Đô và khiến chủ tướng giặc là Thoát Hoan phải bạt vía.Trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông lần thứ ba (1287), tướng Thoát Hoan luôn tìm cách đẩy tay chân đi đối đầu với Phạm Ngũ Lão, còn hắn định thoát thân bằng hướng khác. Phạm Ngũ Lão chia quân mai phục hết các ngả đường tắt sang biên giới, khiến tiền quân của Thoát Hoan bị đánh úp bất ngờ.Sách Những danh tướng chống ngoại xâm thời Trần ghi: "Thoát Hoan phải bạt vía đến nỗi khi hắn chỉ huy quân sang xâm lược Đại Việt lần thứ ba, hễ chạm trán với Phạm Ngũ Lão là rụng rời tay chân, chỉ lo bảo toàn tính mạng. Uy danh của Phạm Ngũ Lão khiến kẻ thù khiếp sợ, khâm phục. Chúng gọi ông là viên hổ tướng họ Phạm".Phạm Ngũ Lão, viên hổ tướng mà giặc Nguyên Mông phải khiếp sợ, khi đó mới ngoài 30 tuổi.Những năm sau đó, ông nhiều lần dẫn quân trừng phạt sự xâm chiếm của Ai Lao và Chiêm Thành. Trận đánh nào ông cũng giành chiến thắng nên được gọi là vị tướng bách chiến bách thắng.Đặc biệt, Phạm Ngũ Lão là danh tướng hiếm hoi dám một mình cầm tre đánh tan đội tượng binh của giặc.Sách Vũ trung tùy bút của Phạm Đình Hổ chép: “Ông được lệnh đem quân đi đánh. Ông sai chặt gốc tre vạc nhọn, dài độ vài thước, chất cả bên đường, rồi vẫy cho quan quân lui lại, một mình xông vào đánh nhau với giặc. Giặc thả voi ra đuổi. Ông cứ xông vào lấy những đoạn tre ở bên đường đâm vào móng chân voi. Voi đau phải lui”.Không chỉ là danh tướng lỗi lạc trên chiến trường, Phạm Ngũ Lão còn có tài văn chương đích thực. Bài thơ Thuật Hoài của ông chất chứa khí phách hào hùng của người nam nhi Đại Việt, mãi là tấm gương sáng cho muôn đời.Nhờ có đức có tài hơn người, Phạm Ngũ Lão được Trần Hưng Đạo thương yêu và gả con gái cho. Đây là chuyện hiếm có trong lịch sử phong kiến. Để thuận tình, đạt lý, Trần Quốc Tuấn đã phải giáng con gái Anh Nguyên xuống làm con nuôi để tránh điều tiếng vương triều.Ngoài ra, khi Phạm Ngũ Lão mất, vua nghỉ chầu 5 ngày, đây một ân điển đặc biệt.Sử gia Phan Huy Chú trong Lịch triều hiến chương loại chí, phần ghi chép và bàn về các vị tướng tài giỏi đã tôn vinh 16 vị tướng từ thời Lý tới thời Lê sơ, riêng triều Trần có 4 người là Trần Quốc Tuấn, Trần Nhật Duật, Trần Khánh Dư và Phạm Ngũ Lão.Mời độc giả xem video:Hương vị quê trong món canh chua mận. Nguồn: THDT.
Tướng Phạm Ngũ Lão (1255-1320), người làng Phù Ủng, huyện Đường Hào (nay thuộc huyện Ân Thi, tỉnh Hưng Yên).
Từ nhỏ, Phạm Ngũ Lão nổi tiếng là người chí khí hơn người. Khác với nhiều vị quan tướng triều đình xuất thân từ con đường khoa cử, riêng Phạm Ngũ Lão thành danh theo một con đường hết sức đặc biệt.
Nhà nghèo nên Phạm Ngũ Lão thường ngồi bên đường đan sọt bán. Hôm đó, Hưng Đạo Vương đi qua, thấy ông ngồi đan sọt cản đường, quân lính quát vẫn ngồi im, dùng giáo đâm vào đùi vẫn bình thản.
Hưng Đạo Vương liền trò chuyện hỏi han thấy chàng trai nông dân đối đáp trôi chảy có nghĩa khí biết đây là người tài liền chiêu mộ.
Với tài năng bẩm sinh lại được đích thân Trần Quốc Tuấn rèn rũa, Phạm Ngũ Lão mau chóng trở thành một trong những vị tướng xuất sắc, kỳ tài.
Theo sử chép, công lao của Phạm Ngũ Lão chủ yếu trong các lần đánh dẹp Ai Lao và Chiêm Thành, nhưng thực ra, tài năng quân sự của ông được thể hiện và khẳng định nổi trội ngay từ khi tham gia cuộc trường chinh đánh quân Nguyên - Mông.
Năm 1285, giặc Nguyên Mông xâm lược Đại Việt lần hai, Phạm Ngũ đem quân phối hợp với các cánh quân của Trần Nhật Duật, Trần Quốc Toản đánh cho giặc đại bại ở Tây Kết, Hàm Tử, Chương Dương, chém đầu Toa Đô và khiến chủ tướng giặc là Thoát Hoan phải bạt vía.
Trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông lần thứ ba (1287), tướng Thoát Hoan luôn tìm cách đẩy tay chân đi đối đầu với Phạm Ngũ Lão, còn hắn định thoát thân bằng hướng khác. Phạm Ngũ Lão chia quân mai phục hết các ngả đường tắt sang biên giới, khiến tiền quân của Thoát Hoan bị đánh úp bất ngờ.
Sách Những danh tướng chống ngoại xâm thời Trần ghi: "Thoát Hoan phải bạt vía đến nỗi khi hắn chỉ huy quân sang xâm lược Đại Việt lần thứ ba, hễ chạm trán với Phạm Ngũ Lão là rụng rời tay chân, chỉ lo bảo toàn tính mạng. Uy danh của Phạm Ngũ Lão khiến kẻ thù khiếp sợ, khâm phục. Chúng gọi ông là viên hổ tướng họ Phạm".
Phạm Ngũ Lão, viên hổ tướng mà giặc Nguyên Mông phải khiếp sợ, khi đó mới ngoài 30 tuổi.
Những năm sau đó, ông nhiều lần dẫn quân trừng phạt sự xâm chiếm của Ai Lao và Chiêm Thành. Trận đánh nào ông cũng giành chiến thắng nên được gọi là vị tướng bách chiến bách thắng.
Đặc biệt, Phạm Ngũ Lão là danh tướng hiếm hoi dám một mình cầm tre đánh tan đội tượng binh của giặc.
Sách Vũ trung tùy bút của Phạm Đình Hổ chép: “Ông được lệnh đem quân đi đánh. Ông sai chặt gốc tre vạc nhọn, dài độ vài thước, chất cả bên đường, rồi vẫy cho quan quân lui lại, một mình xông vào đánh nhau với giặc. Giặc thả voi ra đuổi. Ông cứ xông vào lấy những đoạn tre ở bên đường đâm vào móng chân voi. Voi đau phải lui”.
Không chỉ là danh tướng lỗi lạc trên chiến trường, Phạm Ngũ Lão còn có tài văn chương đích thực. Bài thơ Thuật Hoài của ông chất chứa khí phách hào hùng của người nam nhi Đại Việt, mãi là tấm gương sáng cho muôn đời.
Nhờ có đức có tài hơn người, Phạm Ngũ Lão được Trần Hưng Đạo thương yêu và gả con gái cho. Đây là chuyện hiếm có trong lịch sử phong kiến. Để thuận tình, đạt lý, Trần Quốc Tuấn đã phải giáng con gái Anh Nguyên xuống làm con nuôi để tránh điều tiếng vương triều.
Ngoài ra, khi Phạm Ngũ Lão mất, vua nghỉ chầu 5 ngày, đây một ân điển đặc biệt.
Sử gia Phan Huy Chú trong Lịch triều hiến chương loại chí, phần ghi chép và bàn về các vị tướng tài giỏi đã tôn vinh 16 vị tướng từ thời Lý tới thời Lê sơ, riêng triều Trần có 4 người là Trần Quốc Tuấn, Trần Nhật Duật, Trần Khánh Dư và Phạm Ngũ Lão.
Mời độc giả xem video:Hương vị quê trong món canh chua mận. Nguồn: THDT.