Nằm trên đường Láng, phường Láng Thượng, quận Đống Đa, chùa Láng là một trong những ngôi chùa cổ có không gian kiến trúc đẹp nhất Hà Nội. Lịch sử hình thành của chùa Láng gắn liền với giai thoại về hành trạng huyền bí của Từ Đạo Hạnh - vị thiền sư nổi tiếng trong sử Việt.Câu chuyện xảy ra vào thời Lý, được chép lại trong bộ sử Đại Nam nhất thống chí như sau: “Lý Nhân Tông tuổi đã cao mà chưa có con nối dõi. Em vua là Sùng Hiền Hầu cũng chưa có con, cùng với Đạo Hạnh nói việc cầu tự..."."...Đạo Hạnh hẹn ngày kia khi phu nhân sắp sinh thì nên báo trước cho biết. Sau đó khi phu nhân sắp sinh, bèn đi báo. Đạo Hạnh tức khắc thay áo quần tắm rửa, vào trong động mà trút xác. Người làng cho đó là lạ, đem thây bỏ vào trong khám mà thờ”.Theo bộ Đại Việt sử ký toàn thư thì: “Phu nhân Sùng Hiền Hầu là Đỗ thị có mang đến lúc sinh cứ trăn trở mãi. Hầu nhớ lại lời của Đạo Hạnh ngày trước, sai người phi báo. Đạo Hạnh lập tức thay áo quần tắm rửa, vào trong hang núi trút xác mà mất. Phu nhân bỗng chốc sinh một bé trai, tức là Dương Hoán”.Từ ghi chép đầy ẩn ý trong các bộ chính sử của dân tộc, dân gian tin rằng con trai của Sùng Hiền Hầu - Lý Dương Hoán chính là hậu thân của thiền sư Từ Đạo Hạnh.Vì không có con, vua Lý Nhân Tông đã nhường ngôi cho Lý Dương Hoán. Năm 1128, Lý Dương Hoán lên ngôi, trở thành vua Lý Thần Tông. Dưới thời Lý Thần Tông, Đại Việt duy trì được sự ổn định với các chính sách cai trị khoan dung.Sau khi Lý Thần Tông băng hà, người con thứ của ông là Lý Thiên Tộ kế vị, trở thành vua Lý Anh Tông. Sau khi lên ngôi, vua Lý Anh Tông đã cho xây dựng Chiêu Thiền Tự - chùa Láng để thờ vua cha và tượng nhục thân Thiền sư Từ Đạo Hạnh.Sau gần một thiên niên kỷ, diện mạo chùa Láng đã nhiều lần thay đổi cùng sự thăng trầm của lịch sử. Nhưng câu chuyện huyền bí về nguồn gốc của ngôi chùa cổ vẫn được lưu truyền từ đời này qua đời khác.Mời quý độc giả xem video: Non nước hữu tình Chùa Tam Chúc | VTV24.
Nằm trên đường Láng, phường Láng Thượng, quận Đống Đa, chùa Láng là một trong những ngôi chùa cổ có không gian kiến trúc đẹp nhất Hà Nội. Lịch sử hình thành của chùa Láng gắn liền với giai thoại về hành trạng huyền bí của Từ Đạo Hạnh - vị thiền sư nổi tiếng trong sử Việt.
Câu chuyện xảy ra vào thời Lý, được chép lại trong bộ sử Đại Nam nhất thống chí như sau: “Lý Nhân Tông tuổi đã cao mà chưa có con nối dõi. Em vua là Sùng Hiền Hầu cũng chưa có con, cùng với Đạo Hạnh nói việc cầu tự...".
"...Đạo Hạnh hẹn ngày kia khi phu nhân sắp sinh thì nên báo trước cho biết. Sau đó khi phu nhân sắp sinh, bèn đi báo. Đạo Hạnh tức khắc thay áo quần tắm rửa, vào trong động mà trút xác. Người làng cho đó là lạ, đem thây bỏ vào trong khám mà thờ”.
Theo bộ Đại Việt sử ký toàn thư thì: “Phu nhân Sùng Hiền Hầu là Đỗ thị có mang đến lúc sinh cứ trăn trở mãi. Hầu nhớ lại lời của Đạo Hạnh ngày trước, sai người phi báo. Đạo Hạnh lập tức thay áo quần tắm rửa, vào trong hang núi trút xác mà mất. Phu nhân bỗng chốc sinh một bé trai, tức là Dương Hoán”.
Từ ghi chép đầy ẩn ý trong các bộ chính sử của dân tộc, dân gian tin rằng con trai của Sùng Hiền Hầu - Lý Dương Hoán chính là hậu thân của thiền sư Từ Đạo Hạnh.
Vì không có con, vua Lý Nhân Tông đã nhường ngôi cho Lý Dương Hoán. Năm 1128, Lý Dương Hoán lên ngôi, trở thành vua Lý Thần Tông. Dưới thời Lý Thần Tông, Đại Việt duy trì được sự ổn định với các chính sách cai trị khoan dung.
Sau khi Lý Thần Tông băng hà, người con thứ của ông là Lý Thiên Tộ kế vị, trở thành vua Lý Anh Tông. Sau khi lên ngôi, vua Lý Anh Tông đã cho xây dựng Chiêu Thiền Tự - chùa Láng để thờ vua cha và tượng nhục thân Thiền sư Từ Đạo Hạnh.
Sau gần một thiên niên kỷ, diện mạo chùa Láng đã nhiều lần thay đổi cùng sự thăng trầm của lịch sử. Nhưng câu chuyện huyền bí về nguồn gốc của ngôi chùa cổ vẫn được lưu truyền từ đời này qua đời khác.
Mời quý độc giả xem video: Non nước hữu tình Chùa Tam Chúc | VTV24.