Nằm ở xã Phật Tích, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh, chùa Phật Tích là một ngôi chùa cổ được xây từ thời Lý (năm 1057). Trong các hiện vật cổ còn được lưu giữ ở chùa có bộ tượng 10 linh thú được đánh giá là những tác phẩm điêu khắc có một không hai của thời nhà Lý.10 linh thú chùa Phật Tích gồm 5 cặp ngựa, tê giác, trâu, voi, sư tử bằng đá được xếp đối xứng nhau phía trước hành lang tòa Tam Bảo. Mỗi linh thú lại được tạo hình với những nét đặc sắc riêng, là những hiện vật gốc, độc bản.Trong đó, tượng trâu được tạo hình trong tư thế phủ phục với những đường nét khỏe khoắn và sinh động. Đầu trâu quay sang một bên, phần tai, đuôi và sừng trâu (đã mất) được làm rời rồi lắp ghép vào thân qua mộng.Trong điển tích nhà Phật, hình tượng con trâu mang ý nghĩa của sự giải thoát tự nhiên, tự tại trong thế giới của Phật. Hình ảnh loài vật thể hiện việc tự chăn tâm mình như là thuần phục một con trâu.Việc đặt tượng các con vật ở chùa Phật Tích thể hiện nét đặc trưng của tư tưởng triết học Phật giáo thời cổ, đó là phổ độ chúng sinh, giác ngộ muôn loài.Với những giá trị to lớn về lịch sử, văn hóa và nghệ thuật, bộ tượng 10 linh thú của chùa Phật Tích đã được công nhận là Bảo vật quốc gia vào năm 2017. Mời quý độc giả xem video: Mâm cỗ Tết cổ truyền của người Hà Nội xưa. Nguồn: Đài Phát thanh - Truyền hình Hà Nội.
Nằm ở xã Phật Tích, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh, chùa Phật Tích là một ngôi chùa cổ được xây từ thời Lý (năm 1057). Trong các hiện vật cổ còn được lưu giữ ở chùa có bộ tượng 10 linh thú được đánh giá là những tác phẩm điêu khắc có một không hai của thời nhà Lý.
10 linh thú chùa Phật Tích gồm 5 cặp ngựa, tê giác, trâu, voi, sư tử bằng đá được xếp đối xứng nhau phía trước hành lang tòa Tam Bảo. Mỗi linh thú lại được tạo hình với những nét đặc sắc riêng, là những hiện vật gốc, độc bản.
Trong đó, tượng trâu được tạo hình trong tư thế phủ phục với những đường nét khỏe khoắn và sinh động. Đầu trâu quay sang một bên, phần tai, đuôi và sừng trâu (đã mất) được làm rời rồi lắp ghép vào thân qua mộng.
Trong điển tích nhà Phật, hình tượng con trâu mang ý nghĩa của sự giải thoát tự nhiên, tự tại trong thế giới của Phật. Hình ảnh loài vật thể hiện việc tự chăn tâm mình như là thuần phục một con trâu.
Việc đặt tượng các con vật ở chùa Phật Tích thể hiện nét đặc trưng của tư tưởng triết học Phật giáo thời cổ, đó là phổ độ chúng sinh, giác ngộ muôn loài.
Với những giá trị to lớn về lịch sử, văn hóa và nghệ thuật, bộ tượng 10 linh thú của chùa Phật Tích đã được công nhận là Bảo vật quốc gia vào năm 2017.
Mời quý độc giả xem video: Mâm cỗ Tết cổ truyền của người Hà Nội xưa. Nguồn: Đài Phát thanh - Truyền hình Hà Nội.