Hình ảnh mùa thu hoạch cây cói tại một cánh đồng ở làng cói 200 tuổi thuộc xã Hoài Châu Bắc. Địa phương này hiện có hơn 800 hộ vẫn gắn bó với nghề làm chiếu cói truyền thống đã 200 năm.Cây cói nguyên liệu sau khi thu hoạch, người nông dân cột thành từng bó dựng đứng giữa đồng.Sau khi chiếu cói phơi nắng khô ráo, chủ ruộng thuê nhân công gánh đưa lên ven quốc lộ 1 để chuẩn bị đưa về nhà.Mỗi năm người dân nơi đây sản xuất ba mùa cói nguyên liệu. Tùy theo diện tích gieo trồng, chủ ruộng thuê từ vài người đến hàng chục lao động tham gia thu hoạch với giá khoảng 150.000 đồng mỗi ngày công.Người dân dùng xe máy vận chuyển nguyên liệu cói về nhà, sau đó sẽ dùng máy chẻ nhỏ rồi phơi vài ngày.Cói được phơi khô, sau đó cho vào chảo dùng phẩm nhiều màu sắc để nhuộm.Ngày nắng lên, khắp các đường quê ngõ xóm ở làng Hoài Châu Bắc rực rỡ hệt như tranh vẽ với từng ô chiếu cói muôn màu phơi dưới nắng.Trung bình một ngày, mỗi lao động dệt từ 6 đến 10 tấm chiếu, hưởng ngày công khoảng 150.000 đồng.Từ lâu, chiếu cói được tỉnh Bình Định chọn là sản phẩm thủ công truyền thống đặc trưng của địa phương. Theo lãnh đạo xã Hoài Châu Bắc, sản phẩm chiếu cói nơi đây từng được xuất sang thị trường các nước Đông Âu, Đông Nam Á và các tỉnh miền Trung, Tây Nguyên, mang lại doanh thu cho địa phương hàng chục tỷ mỗi năm.Ngoài ra, nhiều hộ dân cũng sử dụng phương pháp dệt chiếu bằng tay truyền thống.Hoài Châu Bắc nổi tiếng với sản phẩm chiếu hoa ở giữa có đan chữ "thọ", "song hỉ" hoặc chữ "trăm năm hạnh phúc". Bốn góc chiếu được in biểu tượng tứ linh hoặc bốn hoa văn lớn hấp dẫn. Tuy nhiên, đến nay do nhu cầu của thị trường, các mẫu mã đã có nhiều thay đổi.
Hình ảnh mùa thu hoạch cây cói tại một cánh đồng ở làng cói 200 tuổi thuộc xã Hoài Châu Bắc. Địa phương này hiện có hơn 800 hộ vẫn gắn bó với nghề làm chiếu cói truyền thống đã 200 năm.
Cây cói nguyên liệu sau khi thu hoạch, người nông dân cột thành từng bó dựng đứng giữa đồng.
Sau khi chiếu cói phơi nắng khô ráo, chủ ruộng thuê nhân công gánh đưa lên ven quốc lộ 1 để chuẩn bị đưa về nhà.
Mỗi năm người dân nơi đây sản xuất ba mùa cói nguyên liệu. Tùy theo diện tích gieo trồng, chủ ruộng thuê từ vài người đến hàng chục lao động tham gia thu hoạch với giá khoảng 150.000 đồng mỗi ngày công.
Người dân dùng xe máy vận chuyển nguyên liệu cói về nhà, sau đó sẽ dùng máy chẻ nhỏ rồi phơi vài ngày.
Cói được phơi khô, sau đó cho vào chảo dùng phẩm nhiều màu sắc để nhuộm.
Ngày nắng lên, khắp các đường quê ngõ xóm ở làng Hoài Châu Bắc rực rỡ hệt như tranh vẽ với từng ô chiếu cói muôn màu phơi dưới nắng.
Trung bình một ngày, mỗi lao động dệt từ 6 đến 10 tấm chiếu, hưởng ngày công khoảng 150.000 đồng.
Từ lâu, chiếu cói được tỉnh Bình Định chọn là sản phẩm thủ công truyền thống đặc trưng của địa phương. Theo lãnh đạo xã Hoài Châu Bắc, sản phẩm chiếu cói nơi đây từng được xuất sang thị trường các nước Đông Âu, Đông Nam Á và các tỉnh miền Trung, Tây Nguyên, mang lại doanh thu cho địa phương hàng chục tỷ mỗi năm.
Ngoài ra, nhiều hộ dân cũng sử dụng phương pháp dệt chiếu bằng tay truyền thống.
Hoài Châu Bắc nổi tiếng với sản phẩm chiếu hoa ở giữa có đan chữ "thọ", "song hỉ" hoặc chữ "trăm năm hạnh phúc". Bốn góc chiếu được in biểu tượng tứ linh hoặc bốn hoa văn lớn hấp dẫn. Tuy nhiên, đến nay do nhu cầu của thị trường, các mẫu mã đã có nhiều thay đổi.