Nằm ở khu vực Gò Quéo, Q.2, Tp.Hồ Chí Minh có một ngôi mộ dù đã xuống cấp nhưng vẫn được những người dân xung quanh chăm nom, cúng viếng.
Đó là ngôi mộ của Tả tham tri Bộ Hình Phạm Duy Trinh (? -1851) làm quan dưới triều vua Minh Mạng. Ông là người có công mộ dân khai khẩn vùng đất núi Chứa Chan, lập nên Huyện Long Khánh vào tháng 11/1837.
Đây là ngôi mộ cổ thời Nguyễn với vật liệu được sử dụng là đá ong kết hợp với hộp chất Ô dước. Bình phong tiền của lăng được chạm nổi hình Long Mã, qua thời gian không còn rõ hình dáng.
Phạm Duy Trinh là người có công rất lớn trong việc bình định phương Nam. Ông từng đánh đuổi quân Xiêm xâm lược năm 1834, dẹp loạn người thiểu số ở Bình Thuận năm 1835, khai hoang lập huyện Long Khánh năm 1937. Ảnh: Bố cục bên trong bao gồm sân tế, cửa mộ, nhanh án, nấm mộ và kết thúc là bình phong hậu. Phần nấm mộ hình chữ nhật đã bị phong hóa do thời gian nhưng vẫn cho ta rõ được phần mộ dật cấp làm 2 phần và hiện tại cao khoảng 25 cm. Bình phong hậu có dạng sập quỳ, qua thời gian vẫn còn giữ được màu sắc đỏ ban đầu. Đây là điều khá hiếm với những ngôi mộ cổ.
Hai bên bình phong hậu ta thấy các họa tiết điêu khắc hình án thư. Bên ngoài được phủ hợp chất Ô dước và bên trong lộ lớp đá ong. Kiến trúc lăng được bao quanh bởi hệ thống tường thành, trụ biểu có kích thước dài nhất 8,5m; rộng nhất 7,2m.
Các trụ biểu ở cổng mộ được bố trí ô hộc đắp nổi hình cây lá, hoa trái, nhưng giờ chỉ còn rất ít chi tiết để nhận ra được đó là loại cây trái gì.
Búp sen trên đầu trụ biểu cũng mất dần dấu tích theo năm tháng.
Đáng chú ít nhất là bình phong tiền đã bị xuống cấp nghiêm trọng, phần gần chân đế bị phong hóa, trống từ trước ra sau, phần bên trên của bình phong đã bị bào mòn hoàn toàn, chỉ còn thân và chân.
Đế của bình phong tiền dạng án mây cũng đã bị bào mòn theo năm tháng.
Nằm ở khu vực Gò Quéo, Q.2, Tp.
Hồ Chí Minh có một ngôi mộ dù đã xuống cấp nhưng vẫn được những người dân xung quanh chăm nom, cúng viếng.
Đó là ngôi mộ của Tả tham tri Bộ Hình Phạm Duy Trinh (? -1851) làm quan dưới triều vua Minh Mạng. Ông là người có công mộ dân khai khẩn vùng đất núi Chứa Chan, lập nên Huyện Long Khánh vào tháng 11/1837.
Đây là ngôi mộ cổ thời Nguyễn với vật liệu được sử dụng là đá ong kết hợp với hộp chất Ô dước. Bình phong tiền của lăng được chạm nổi hình Long Mã, qua thời gian không còn rõ hình dáng.
Phạm Duy Trinh là người có công rất lớn trong việc bình định phương Nam. Ông từng đánh đuổi quân Xiêm xâm lược năm 1834, dẹp loạn người thiểu số ở Bình Thuận năm 1835, khai hoang lập huyện Long Khánh năm 1937. Ảnh: Bố cục bên trong bao gồm sân tế, cửa mộ, nhanh án, nấm mộ và kết thúc là bình phong hậu.
Phần nấm mộ hình chữ nhật đã bị phong hóa do thời gian nhưng vẫn cho ta rõ được phần mộ dật cấp làm 2 phần và hiện tại cao khoảng 25 cm.
Bình phong hậu có dạng sập quỳ, qua thời gian vẫn còn giữ được màu sắc đỏ ban đầu. Đây là điều khá hiếm với những ngôi mộ cổ.
Hai bên bình phong hậu ta thấy các họa tiết điêu khắc hình án thư. Bên ngoài được phủ hợp chất Ô dước và bên trong lộ lớp đá ong.
Kiến trúc lăng được bao quanh bởi hệ thống tường thành, trụ biểu có kích thước dài nhất 8,5m; rộng nhất 7,2m.
Các trụ biểu ở cổng mộ được bố trí ô hộc đắp nổi hình cây lá, hoa trái, nhưng giờ chỉ còn rất ít chi tiết để nhận ra được đó là loại cây trái gì.
Búp sen trên đầu trụ biểu cũng mất dần dấu tích theo năm tháng.
Đáng chú ít nhất là bình phong tiền đã bị xuống cấp nghiêm trọng, phần gần chân đế bị phong hóa, trống từ trước ra sau, phần bên trên của bình phong đã bị bào mòn hoàn toàn, chỉ còn thân và chân.
Đế của bình phong tiền dạng án mây cũng đã bị bào mòn theo năm tháng.