Võ Tánh là một trong những công thần nhà Nguyễn. Ông từng theo Nguyễn Ánh từ buổi ban đầu dựng nghiệp và lập được nhiều chiến công như đánh Thành Diên Khánh (1790), đánh thành Quảng Nam (1794), đánh thành Quy Nhơn (1799) và được Nguyễn Ánh gả em gái là Ngọc Du. Lăng mộ Võ Tánh tọa lạc tại số 19 Hồ Văn Huê, phường 9, quận Phú Nhuận. Ngay từ xa đã có thể thấy cổng tam quan uy nghi với tường vàng mái ngói đỏ, bên trong là điện thờ và khu lăng mộ.
Năm 1801, Trần Quang Diệu dẫn quân vây thành Quy Nhơn. Cuộc vây hãm kéo dài 14 tháng. Cuối cùng, để cứu binh lính và dân chúng trong thành, Võ Tánh đã viết thư đầu hàng và tuẫn tiết trong thành. Ảnh: Khu điện thờ mới được trùng tu năm 2008 dựa trên kiến trúc cũ. Cảm kích trước tấm lòng trung nghĩa và thương dân của ông, Trần Quang Diệu đã cho người khâm liệm ông tử tế. Ảnh: Bàn thờ bên trong uy nghi với những bức hoành phi câu đối sơn son thiếp vàng.
Đến năm Gia long thứ nhất (1802), ông được phong Dực Vận Công thần, Đặc tiến Phụ quốc Thượng tướng quân, Thượng trụ quốc và vua sai người mang hài cốt về mai táng tại Gia Định.
Mặt bằng kiến trúc lăng hình chữ nhật, kích thước dài 9,7m, rộng 8,5m bao gồm tổng thể các cấu kiện kiến trúc, gồm: Bình phong tiền, cửa lăng, sân tế, cửa mộ, nhang án, nấm mộ và bình phong hậu. Kiến trúc lăng mộ được bao quanh bởi hệ thống tường thành với kích thước dày trung bình 0,8m và cao trung bình 1,1m.
Bình phong tiền án ngữ trước cửa lăng có kích thước cao 1,7m, rộng 3m, dày 0,60m Mặt trước bình phong tiền được tô vẽ hình con hổ kết hợp với hoa lá cỏ cây, mây nước.
Mặt sau bình phong tiền đắp và sơn tô hình Long mã hà đồ.
Sau bình phong tiền là cửa/cổng lăng được mở rộng 2,3m với hai bên là hai trụ biểu hình hộp vuông cao 2,5m (trên trụ biểu có hình búp sen).
Phần nấm mộ: phần nấm mộ có dáng hình chữ nhật, giật 2 cấp chiều dài toàn bộ là 4m, rộng 3m, cao khoảng 0,4m.
Trước nấm mộ là một nhang án được xây đặc là nơi để đồ lễ và nhang đèn.
Kết thúc kiến trúc lăng là tấm bình phong hậu nối liền với các đoạn tường bao khép lại khu lăng. Bình phong hậu này cũng có hình dáng tương tự như bình phong tiền, đắp nổi hình con cò và trang trí chìm bằng hình hoa cúc và những đám mây.
Dưới chân bình phong được trang trí hình sập gụ như một số lăng khác của các vương hầu, công thần cùng thời kỳ.
Những điểm khác của khu lăng mộ này là có hệ thống đai hai bên kết hợp với tường thành. Kích thước cao 2,2m, rộng ngang 3,5m, dày 0,7m.
Tuy mới được trùng tu năm 2008 nhưng một số họa tiết hoa văn đắp nổi hoa trái, cảnh vật trong các hộc trụ được thay bằng các hình vẽ với kỹ thuật vẽ của thời bấy giờ.
Hiện nay tồn tại 3 ngôi mộ của Võ Tánh trong cả nước, tại các khu vực sau: Phú Nhuận, Tân Bình thuộc TP.Hồ Chí Minh và Thành Hoàng Đế - Bình Định.
Võ Tánh là một trong những công thần nhà Nguyễn. Ông từng theo Nguyễn Ánh từ buổi ban đầu dựng nghiệp và lập được nhiều chiến công như đánh Thành Diên Khánh (1790), đánh thành Quảng Nam (1794), đánh thành Quy Nhơn (1799) và được Nguyễn Ánh gả em gái là Ngọc Du. Lăng mộ Võ Tánh tọa lạc tại số 19 Hồ Văn Huê, phường 9, quận Phú Nhuận. Ngay từ xa đã có thể thấy cổng tam quan uy nghi với tường vàng mái ngói đỏ, bên trong là điện thờ và khu lăng mộ.
Năm 1801, Trần Quang Diệu dẫn quân vây thành Quy Nhơn. Cuộc vây hãm kéo dài 14 tháng. Cuối cùng, để cứu binh lính và dân chúng trong thành, Võ Tánh đã viết thư đầu hàng và tuẫn tiết trong thành. Ảnh: Khu điện thờ mới được trùng tu năm 2008 dựa trên kiến trúc cũ.
Cảm kích trước tấm lòng trung nghĩa và thương dân của ông, Trần Quang Diệu đã cho người khâm liệm ông tử tế. Ảnh: Bàn thờ bên trong uy nghi với những bức hoành phi câu đối sơn son thiếp vàng.
Đến năm Gia long thứ nhất (1802), ông được phong Dực Vận Công thần, Đặc tiến Phụ quốc Thượng tướng quân, Thượng trụ quốc và vua sai người mang hài cốt về mai táng tại Gia Định.
Mặt bằng kiến trúc lăng hình chữ nhật, kích thước dài 9,7m, rộng 8,5m bao gồm tổng thể các cấu kiện kiến trúc, gồm: Bình phong tiền, cửa lăng, sân tế, cửa mộ, nhang án, nấm mộ và bình phong hậu. Kiến trúc lăng mộ được bao quanh bởi hệ thống tường thành với kích thước dày trung bình 0,8m và cao trung bình 1,1m.
Bình phong tiền án ngữ trước cửa lăng có kích thước cao 1,7m, rộng 3m, dày 0,60m Mặt trước bình phong tiền được tô vẽ hình con hổ kết hợp với hoa lá cỏ cây, mây nước.
Mặt sau bình phong tiền đắp và sơn tô hình Long mã hà đồ.
Sau bình phong tiền là cửa/cổng lăng được mở rộng 2,3m với hai bên là hai trụ biểu hình hộp vuông cao 2,5m (trên trụ biểu có hình búp sen).
Phần nấm mộ: phần nấm mộ có dáng hình chữ nhật, giật 2 cấp chiều dài toàn bộ là 4m, rộng 3m, cao khoảng 0,4m.
Trước nấm mộ là một nhang án được xây đặc là nơi để đồ lễ và nhang đèn.
Kết thúc kiến trúc lăng là tấm bình phong hậu nối liền với các đoạn tường bao khép lại khu lăng. Bình phong hậu này cũng có hình dáng tương tự như bình phong tiền, đắp nổi hình con cò và trang trí chìm bằng hình hoa cúc và những đám mây.
Dưới chân bình phong được trang trí hình sập gụ như một số lăng khác của các vương hầu, công thần cùng thời kỳ.
Những điểm khác của khu lăng mộ này là có hệ thống đai hai bên kết hợp với tường thành. Kích thước cao 2,2m, rộng ngang 3,5m, dày 0,7m.
Tuy mới được trùng tu năm 2008 nhưng một số họa tiết hoa văn đắp nổi hoa trái, cảnh vật trong các hộc trụ được thay bằng các hình vẽ với kỹ thuật vẽ của thời bấy giờ.
Hiện nay tồn tại 3 ngôi mộ của Võ Tánh trong cả nước, tại các khu vực sau: Phú Nhuận, Tân Bình thuộc TP.Hồ Chí Minh và Thành Hoàng Đế - Bình Định.