Nằm giữa khu dân cư sầm uất, trong con hẻm 120 Huỳnh Văn Bánh, Quận Phú Nhuận, TP.Hồ Chí Minh có một ngôi mộ cổ tồn tại từ những thập kỷ đầu của thế kỷ 19 vẫn được người dân xung quanh coi sóc, hương khói.
Đây là ngôi mộ danh tướng Phan Tấn Huỳnh từng theo phò vua Gia Long cùng với Lê Văn Duyệt, Trương Tấn Bửu, Võ Tánh giành nhiều chiến công.
Ngôi mộ nằm quay về hướng Nam được xây bằng hợp chất và gạch. Kết cấu kiến trúc từ ngoài vào trong gồm: bình phong tiền, cổng lăng mộ phỏng dạng nhà hai mái, giả lợp ngói ống.
Khu lăng mộ nằm giữa khu dân cư có nền đất cao so với khu vực xung quanh. Nhưng do những lần nâng cấp đường sá, nên ngôi mô bị nền đất xung quanh nâng lên rất nhiều, khi ra vào phải khom người vì cổng chính giờ chỉ còn cao 1,4m.
Hình ảnh mái ngói của lăng mộ Phan Tấn Huỳnh có dạng hai mái, giả ngói lợp. Ngôi mộ có bình đồ hình chữ nhật, với hệ thống tường thành bao quanh dài 12,25m; rộng ngang 6,5m, có 4 trụ ở 4 góc. Đi qua cổng sẽ bắt gặp hương án được xây thành khối đắp nổi các họa tiết trang trí tạo thành hình chiếc sập gụ.
Tiếp đến là một bia mộ đúc bằng hợp chất, trên bia khắc chìm chữ Hán với nội dung: Hoàng Việt; Huỳnh Quang Hầu, nguyên Phiên An tổng trấn, Phan công chi mộ. Niên hiệu đề năm Minh Mạng thứ 5 (1824).
Nấm mộ có dạng liếp hình chữ nhật giật hai cấp. Phan Tấn Huỳnh được phong tước Hầu vì có công trong việc khai hoang lập ấp, bình định đất mới mở nên thường gọi là Huỳnh Ngọc Hầu.
Kết thúc kiến trúc là bình phong hậu với phần đế được làm bằng hợp chất đắp nổi như một chân sập gụ, cầu kỳ và vững chắc.
Phần bia đá bình phong hậu cho ta biết thêm về các chức vụ ông từng kinh qua và đặc biệt hơn ta còn biết được Phan Tấn Huỳnh từng là người soạn tấu sớ cho Lê Văn Duyệt.
Hai bên bia đá phía sau được trang trí họa tiết những cuốn án thư uốn lượn, chứng tỏ chủ nhân của ngôi mộ là người văn hay chữ tốt.
Phan Tấn Huỳnh từ quan vào năm 1820 và từ trần vào ngày 11/11/1822. Khi biết mình già yếu, ông đã tự kết liễu đời mình vì không muốn làm phiền con cháu. Ngôi mộ vẫn được những người dân xung quanh nhang khói và góp tiền tu bổ mỗi khi xuống cấp. Trung tâm Bảo tồn Di tích và Danh thắng Thành phố Hồ Chí Minh đang tiến hành lập hồ sơ xếp hạng khu lăng mộ Phan Tấn Huỳnh để có các phương án bảo tồn tốt hơn.
Nằm giữa khu dân cư sầm uất, trong con hẻm 120 Huỳnh Văn Bánh, Quận Phú Nhuận, TP.Hồ Chí Minh có một ngôi mộ cổ tồn tại từ những thập kỷ đầu của thế kỷ 19 vẫn được người dân xung quanh coi sóc, hương khói.
Đây là ngôi mộ danh tướng Phan Tấn Huỳnh từng theo phò vua Gia Long cùng với Lê Văn Duyệt, Trương Tấn Bửu, Võ Tánh giành nhiều chiến công.
Ngôi mộ nằm quay về hướng Nam được xây bằng hợp chất và gạch. Kết cấu kiến trúc từ ngoài vào trong gồm: bình phong tiền, cổng lăng mộ phỏng dạng nhà hai mái, giả lợp ngói ống.
Khu lăng mộ nằm giữa khu dân cư có nền đất cao so với khu vực xung quanh. Nhưng do những lần nâng cấp đường sá, nên ngôi mô bị nền đất xung quanh nâng lên rất nhiều, khi ra vào phải khom người vì cổng chính giờ chỉ còn cao 1,4m.
Hình ảnh mái ngói của lăng mộ Phan Tấn Huỳnh có dạng hai mái, giả ngói lợp.
Ngôi mộ có bình đồ hình chữ nhật, với hệ thống tường thành bao quanh dài 12,25m; rộng ngang 6,5m, có 4 trụ ở 4 góc.
Đi qua cổng sẽ bắt gặp hương án được xây thành khối đắp nổi các họa tiết trang trí tạo thành hình chiếc sập gụ.
Tiếp đến là một bia mộ đúc bằng hợp chất, trên bia khắc chìm chữ Hán với nội dung: Hoàng Việt; Huỳnh Quang Hầu, nguyên Phiên An tổng trấn, Phan công chi mộ. Niên hiệu đề năm
Minh Mạng thứ 5 (1824).
Nấm mộ có dạng liếp hình chữ nhật giật hai cấp. Phan Tấn Huỳnh được phong tước Hầu vì có công trong việc khai hoang lập ấp, bình định đất mới mở nên thường gọi là Huỳnh Ngọc Hầu.
Kết thúc kiến trúc là bình phong hậu với phần đế được làm bằng hợp chất đắp nổi như một chân sập gụ, cầu kỳ và vững chắc.
Phần bia đá bình phong hậu cho ta biết thêm về các chức vụ ông từng kinh qua và đặc biệt hơn ta còn biết được Phan Tấn Huỳnh từng là người soạn tấu sớ cho Lê Văn Duyệt.
Hai bên bia đá phía sau được trang trí họa tiết những cuốn án thư uốn lượn, chứng tỏ chủ nhân của ngôi mộ là người văn hay chữ tốt.
Phan Tấn Huỳnh từ quan vào năm 1820 và từ trần vào ngày 11/11/1822. Khi biết mình già yếu, ông đã tự kết liễu đời mình vì không muốn làm phiền con cháu.
Ngôi mộ vẫn được những người dân xung quanh nhang khói và góp tiền tu bổ mỗi khi xuống cấp.
Trung tâm Bảo tồn Di tích và Danh thắng Thành phố Hồ Chí Minh đang tiến hành lập hồ sơ xếp hạng khu lăng mộ Phan Tấn Huỳnh để có các phương án bảo tồn tốt hơn.