Chùa Hương Lãng có tên nôm là chùa Lạng, toạ lạc trên thế đất đẹp, tương truyền đó là thế đất hình cô tiên tại xã Minh Hải (Văn Lâm, Hưng Yên).Theo sử sách, chùa Hương Lãng có từ thời Lý do Hoàng Thái Hậu Ỷ Lan xây dựng từ thế kỷ thứ XI. Ngoài thờ Phật, chùa còn thờ Nguyên phi Ỷ Lan.Không chỉ nổi tiếng là ngôi chùa cổ, Hương Lãng còn được biết đến là nơi lưu giữa hai bảo vật quốc gia: Tượng sư tử đá chùa Hương Lãng (Niên đại: cuối Thế kỷ XI - đầu thế kỷ XII) và Hệ thống thành bậc đá chùa Hương Lãng (Niên đại cuối thế kỷ XI - đầu thế kỷ XII).Tượng sư tử đá có tên khác là tượng ông Sấm, được đặt ở hậu cung của chùa. Tượng được tạo tác từ đá xanh và đá sa thạch, kích thước dài 280cm, rộng 350cm, cao 175cm. Kết cấu được chia ra làm ba tầng: tầng đế, tầng thân và tầng trên cùng (đài sen).Bằng phương pháp thủ công, với kỹ thuật đục, đẽo… của các nghệ nhân thời Lý, khối đá tạc hình sư tử được ghép từ nhiều phiến đá, khít đến mức người xem cảm thấy như là một phiến đá nguyên khối để tạc hình sư tử.Mặt sư tử dũng mãnh, mũi to căng tròn. Toàn thân sư tử được điêu khắc hoa cúc dây, hoa văn xoắn ốc dày đặc, tỉ mỉ, không một diện tích nhỏ nào là không có chạm khắc hoa văn.Với những đường nét chạm khắc vô cùng tinh xảo, các khối nổi trên bề mặt tượng hầu như không có góc cạnh gồ ghề, tất cả đều nhẵn, êm và trau chuốt, không ngắt nhịp đột ngột. Sư tử được tạo tác to lớn, đồ sộ, uy quyền song trông vẫn mềm mại, duyên dáng.Cùng với Tượng sư tử đá chùa, chùa Hương Lãng còn lưu giữ bảo vật quốc gia là Hệ thống thành bậc đá. Đây là những tác phẩm điêu khắc đá vô giá của thời Lý hiện còn lưu giữ được, bảo lưu nguyên vẹn những đặc trưng điển hình của mỹ thuật tạo hình thời Lý.Hệ thống thành bậc đá nằm trước Phật điện. Hệ thống thành bậc đá gồm những thành bậc bằng đá, xưa kia vốn nằm hai bên các bậc cấp dẫn lên chính điện chùa. Trong đó có 6 thành bậc chạm khắc hình sấu đá quay đầu ra phía trước, chia lối lên chính điện thành 5 lối.Mỗi thành bậc đá đều chạm hình tượng phượng, sấu, hoa cúc dây… rất tinh xảo, mềm mại, chim phượng với đuôi dài cuộn sóng, chân co trong tư thế đang chồm tới được chạm khắc trên kiến trúc thành bậc tạo nên không khí rất sinh động, linh hoạt, uyển chuyển, hồn nhiên.Theo nhận xét của các chuyên gia, tượng sư tử đá và hệ thống thành bậc đá đã phản ánh một đặc điểm lớn của nghệ thuật thời Lý, đó là uy quyền nhưng rất mềm mại, đồng thời mang đậm chất trí tuệ và tôn giáo. Mời độc giả xem video:Độc đáo hoa bọc lá chuối bảo vệ môi trường. Nguồn: VTV24.
Chùa Hương Lãng có tên nôm là chùa Lạng, toạ lạc trên thế đất đẹp, tương truyền đó là thế đất hình cô tiên tại xã Minh Hải (Văn Lâm, Hưng Yên).
Theo sử sách, chùa Hương Lãng có từ thời Lý do Hoàng Thái Hậu Ỷ Lan xây dựng từ thế kỷ thứ XI. Ngoài thờ Phật, chùa còn thờ Nguyên phi Ỷ Lan.
Không chỉ nổi tiếng là ngôi chùa cổ, Hương Lãng còn được biết đến là nơi lưu giữa hai bảo vật quốc gia: Tượng sư tử đá chùa Hương Lãng (Niên đại: cuối Thế kỷ XI - đầu thế kỷ XII) và Hệ thống thành bậc đá chùa Hương Lãng (Niên đại cuối thế kỷ XI - đầu thế kỷ XII).
Tượng sư tử đá có tên khác là tượng ông Sấm, được đặt ở hậu cung của chùa. Tượng được tạo tác từ đá xanh và đá sa thạch, kích thước dài 280cm, rộng 350cm, cao 175cm. Kết cấu được chia ra làm ba tầng: tầng đế, tầng thân và tầng trên cùng (đài sen).
Bằng phương pháp thủ công, với kỹ thuật đục, đẽo… của các nghệ nhân thời Lý, khối đá tạc hình sư tử được ghép từ nhiều phiến đá, khít đến mức người xem cảm thấy như là một phiến đá nguyên khối để tạc hình sư tử.
Mặt sư tử dũng mãnh, mũi to căng tròn. Toàn thân sư tử được điêu khắc hoa cúc dây, hoa văn xoắn ốc dày đặc, tỉ mỉ, không một diện tích nhỏ nào là không có chạm khắc hoa văn.
Với những đường nét chạm khắc vô cùng tinh xảo, các khối nổi trên bề mặt tượng hầu như không có góc cạnh gồ ghề, tất cả đều nhẵn, êm và trau chuốt, không ngắt nhịp đột ngột. Sư tử được tạo tác to lớn, đồ sộ, uy quyền song trông vẫn mềm mại, duyên dáng.
Cùng với Tượng sư tử đá chùa, chùa Hương Lãng còn lưu giữ bảo vật quốc gia là Hệ thống thành bậc đá. Đây là những tác phẩm điêu khắc đá vô giá của thời Lý hiện còn lưu giữ được, bảo lưu nguyên vẹn những đặc trưng điển hình của mỹ thuật tạo hình thời Lý.
Hệ thống thành bậc đá nằm trước Phật điện. Hệ thống thành bậc đá gồm những thành bậc bằng đá, xưa kia vốn nằm hai bên các bậc cấp dẫn lên chính điện chùa. Trong đó có 6 thành bậc chạm khắc hình sấu đá quay đầu ra phía trước, chia lối lên chính điện thành 5 lối.
Mỗi thành bậc đá đều chạm hình tượng phượng, sấu, hoa cúc dây… rất tinh xảo, mềm mại, chim phượng với đuôi dài cuộn sóng, chân co trong tư thế đang chồm tới được chạm khắc trên kiến trúc thành bậc tạo nên không khí rất sinh động, linh hoạt, uyển chuyển, hồn nhiên.
Theo nhận xét của các chuyên gia, tượng sư tử đá và hệ thống thành bậc đá đã phản ánh một đặc điểm lớn của nghệ thuật thời Lý, đó là uy quyền nhưng rất mềm mại, đồng thời mang đậm chất trí tuệ và tôn giáo.
Mời độc giả xem video:Độc đáo hoa bọc lá chuối bảo vệ môi trường. Nguồn: VTV24.