1. Nằm trên cấp nền thứ hai bên trái của chùa Dạm (xã Nam Sơn, thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh), Bảo vật quốc gia - cột đá chùa Dạm được xây dựng cách đây khoảng 1.000 năm, được coi là hiện vật điêu khắc hoành tráng, hoàn mỹ nhất của nhà Lý còn tồn tại đến nay.Cột có chiều cao hơn 5m (phần lộ thiên), nặng trên 40 tấn, gồm hai phần: phần trụ tròn và phần bệ đá. Phần trụ là nơi tập trung tinh hoa mỹ thuật, được chạm nổi đôi rồng theo đồ án “lưỡng long hiến châu”. Đây chính là điểm nhấn của phần thân cột đá, và cũng là nét đặc trưng mỹ thuật thời Lý.Nhiều năm qua, việc giải mã ý nghĩa cột đá này đã diễn ra sôi nổi, trong đó có hai giả thuyết chủ yếu. Thứ nhất, đây là một linga mang tinh thần phồn thực của người Việt trong sự giao thoa với văn hóa Chăm. Thứ hai, cây cột là phần còn lại của kiến trúc Liên hoa đài (toà đài sen) ở chùa Dạm xưa.Dù còn nhiều điều chưa được làm sáng tỏ, vẫn phải khẳng định cột đá chùa Dạm là một tuyệt tác của cả lịch sử nền mỹ thuật Việt. Việc nghiên cứu bảo vật này dưới góc độ mỹ thuật sẽ cho ta hiểu được sâu sắc nghệ thuật Phật giáo thời Lý trong tiến trình lịch sử mỹ thuật Phật giáo Việt Nam.2. Bảo vật quốc gia - tượng động vật Dốc Chùa (Bảo tàng Tỉnh Bình Dương) là một trong những hiện vật khảo cổ "bí hiểm" nhất từng được khai quật ở Việt Nam. Tượng có niên đại cách ngày nay khoảng 2.500 năm, được khai quật tại Dốc Chùa, Tân Uyên, Bình Dương năm 1977.Tượng dài 6,4 cm, cao 5,4 cm, đúc hình con vật 4 chân, đầu ngẩng cao, mõm dài, miệng rộng. Đuôi con vật có kích thước khá lớn, đoạn cuối đuôi xoắn thành ba vòng tròn. Chân cao, hai chân trước nhỏ hơn hai chân sau cùng bộ phận sinh dục cho thấy đây là con vật giống đực.Cho đến nay, các nhà nghiên cứu vẫn chưa thể khẳng định đây là con vật gì, được chế tác nhằm mục đích nào. Các ý kiến cho đây có thể là tượng con hươu, con ngựa, hoặc chó săn....Theo đánh giá của Bảo tàng Lịch sử Quốc gia, đây là bức tượng có sự kết hợp đặc điểm của nhiều loài động vật khác nhau, mang tính biểu tượng thiêng liêng, dùng trong nghi lễ nào đó mà các nhà khảo cổ chưa từng phát hiện trong các di tích khác ở Đông Nam Bộ.3. Bảo vật quốc gia - đèn đồng hình người quỳ là một cổ vật quý được các nhà nhà khảo cổ học tìm thấy năm 1935 trong một khu mộ ở Lạch Trường, Thanh Hóa. Hiện vật được xác định có niên đại khoảng 1.700-2.000 năm trước.Đèn cao 40 cm, rộng 27 cm, nặng 1,9 kg, mang hình tượng một người đàn ông mình trần, đóng khố, hai tay nâng đĩa đèn trong tư thế quỳ. Trên đầu tượng được gắn vương miện, tóc để chỏm. Có nhiều cách lý giải khác nhau về tạo hình của hiện vật này.Theo nhà nghiên cứu O.Jane, bức tượng thể hiện hình ảnh một vị thần. Có ý kiến cho rằng cây đèn thể hiện ảnh hưởng văn hóa Hán thời đầu Bắc thuộc và người đàn ông quỳ là một tù binh Hung Nô bị bắt và trở thành người hầu bê đèn.Theo nghiên cứu của Tiến sĩ Phạm Quốc Quân, cây đèn thuộc nền văn hóa “Hậu Đông Sơn”, kế thừa và đậm chất Đông Sơn. Đây là cây đèn đồng lớn nhất trong số ít hiện vật cùng loại, thể hiện kỹ thuật đúc khéo léo và phản ánh thẩm mỹ cao của cư dân cổ ở Việt Nam cách đây 2 thiên niên kỷ.Mời quý độc giả xem video: Giải mã thông điệp ý nghĩa trống đồng Đông Sơn. Nguồn: Đài Phát thanh - Truyền hình Hà Nội.
1. Nằm trên cấp nền thứ hai bên trái của chùa Dạm (xã Nam Sơn, thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh), Bảo vật quốc gia - cột đá chùa Dạm được xây dựng cách đây khoảng 1.000 năm, được coi là hiện vật điêu khắc hoành tráng, hoàn mỹ nhất của nhà Lý còn tồn tại đến nay.
Cột có chiều cao hơn 5m (phần lộ thiên), nặng trên 40 tấn, gồm hai phần: phần trụ tròn và phần bệ đá. Phần trụ là nơi tập trung tinh hoa mỹ thuật, được chạm nổi đôi rồng theo đồ án “lưỡng long hiến châu”. Đây chính là điểm nhấn của phần thân cột đá, và cũng là nét đặc trưng mỹ thuật thời Lý.
Nhiều năm qua, việc giải mã ý nghĩa cột đá này đã diễn ra sôi nổi, trong đó có hai giả thuyết chủ yếu. Thứ nhất, đây là một linga mang tinh thần phồn thực của người Việt trong sự giao thoa với văn hóa Chăm. Thứ hai, cây cột là phần còn lại của kiến trúc Liên hoa đài (toà đài sen) ở chùa Dạm xưa.
Dù còn nhiều điều chưa được làm sáng tỏ, vẫn phải khẳng định cột đá chùa Dạm là một tuyệt tác của cả lịch sử nền mỹ thuật Việt. Việc nghiên cứu bảo vật này dưới góc độ mỹ thuật sẽ cho ta hiểu được sâu sắc nghệ thuật Phật giáo thời Lý trong tiến trình lịch sử mỹ thuật Phật giáo Việt Nam.
2. Bảo vật quốc gia - tượng động vật Dốc Chùa (Bảo tàng Tỉnh Bình Dương) là một trong những hiện vật khảo cổ "bí hiểm" nhất từng được khai quật ở Việt Nam. Tượng có niên đại cách ngày nay khoảng 2.500 năm, được khai quật tại Dốc Chùa, Tân Uyên, Bình Dương năm 1977.
Tượng dài 6,4 cm, cao 5,4 cm, đúc hình con vật 4 chân, đầu ngẩng cao, mõm dài, miệng rộng. Đuôi con vật có kích thước khá lớn, đoạn cuối đuôi xoắn thành ba vòng tròn. Chân cao, hai chân trước nhỏ hơn hai chân sau cùng bộ phận sinh dục cho thấy đây là con vật giống đực.
Cho đến nay, các nhà nghiên cứu vẫn chưa thể khẳng định đây là con vật gì, được chế tác nhằm mục đích nào. Các ý kiến cho đây có thể là tượng con hươu, con ngựa, hoặc chó săn....
Theo đánh giá của Bảo tàng Lịch sử Quốc gia, đây là bức tượng có sự kết hợp đặc điểm của nhiều loài động vật khác nhau, mang tính biểu tượng thiêng liêng, dùng trong nghi lễ nào đó mà các nhà khảo cổ chưa từng phát hiện trong các di tích khác ở Đông Nam Bộ.
3. Bảo vật quốc gia - đèn đồng hình người quỳ là một cổ vật quý được các nhà nhà khảo cổ học tìm thấy năm 1935 trong một khu mộ ở Lạch Trường, Thanh Hóa. Hiện vật được xác định có niên đại khoảng 1.700-2.000 năm trước.
Đèn cao 40 cm, rộng 27 cm, nặng 1,9 kg, mang hình tượng một người đàn ông mình trần, đóng khố, hai tay nâng đĩa đèn trong tư thế quỳ. Trên đầu tượng được gắn vương miện, tóc để chỏm. Có nhiều cách lý giải khác nhau về tạo hình của hiện vật này.
Theo nhà nghiên cứu O.Jane, bức tượng thể hiện hình ảnh một vị thần. Có ý kiến cho rằng cây đèn thể hiện ảnh hưởng văn hóa Hán thời đầu Bắc thuộc và người đàn ông quỳ là một tù binh Hung Nô bị bắt và trở thành người hầu bê đèn.
Theo nghiên cứu của Tiến sĩ Phạm Quốc Quân, cây đèn thuộc nền văn hóa “Hậu Đông Sơn”, kế thừa và đậm chất Đông Sơn. Đây là cây đèn đồng lớn nhất trong số ít hiện vật cùng loại, thể hiện kỹ thuật đúc khéo léo và phản ánh thẩm mỹ cao của cư dân cổ ở Việt Nam cách đây 2 thiên niên kỷ.
Mời quý độc giả xem video: Giải mã thông điệp ý nghĩa trống đồng Đông Sơn. Nguồn: Đài Phát thanh - Truyền hình Hà Nội.