Công viên Tân Phước ở quận Tân Bình, TP HCM là nơi lưu giữ dấu tích của một công trình quân sự đặc biệt do người Pháp xây dựng ở Sài Gòn.Đó là kho bom Phú Thọ, một nơi cất trữ bom đạn khổng lồ nằm ở ngoại vi Sài Gòn xưa, được đánh giá là kho bom có quy mô lớn nhất Đông Dương. Ảnh: Một khu hầm chứa bom đạn còn sót lại được cải tạo thành đài tưởng niệm trong công viên Tân Phước.Vào năm 1954, diện tích kho bom đạn này rộng tới 3 km2, nằm cách ly trong rừng cao su thuộc địa phận làng Tân Sơn Hòa (nay thuộc phường 6-7 quận Tân Bình).Vào lúc cao điểm, nơi đây cất trữ một khối lượng tương đương 15.000 tấn thuốc nổ gồm bom, đạn pháo, vũ khí các loại và kho xăng đặc nằm bên cạnh đường Verdun (nay là Cách Mạng Tháng Tám) trị giá ước tính 20 tỷ francs. Kho được bao bọc bằng hệ thống bảo vệ dày đặc. Vòng ngoài lớp rào kẽm gai là hào nước, bãi mìn nổ chụp. Vòng trong cùng là lô cốt, tháp canh cách nhau 50 mét và tiểu đoàn lính Âu Phi được trang bị các loại súng, xe thiết giáp, chó bẹc-giê ngày đêm tuần tiễu canh gác liên tục. Ảnh: Một cửa hầm chứa bom.Sau thất bại Điên Biên Phủ, thực dân Pháp vẫn nuôi mộng kiểm soát Việt Nam dưới sự chi viện của Mỹ. Người Pháp càng tin tưởng vào điều này khi vẫn nắm trong tay kho bom đạn Phú Thọ khổng lồ bên cạnh Sài Gòn và trên 30.000 quân đang còn đóng giữ ở nhiều nơi hiểm yếu ở Việt Nam. Ảnh: Một hầm chứa bom xưa, nay trở thành lớp học thể dục thẩm mỹ.Hiểu rõ tầm quan trọng đặc biệt của kho bom Phú Thọ, Đặc khu ủy Sài Gòn – Chợ Lớn đã giao nhiệm vụ cho đơn vị đặc công của Đặc khu thuộc đại đội Quyết tử độc lập 3927 bằng mọi cách phải phá hủy kho vũ khí này.Rạng sáng ngày 2/6/1954, từ hướng Tây Bắc (đóng quân dưới lòng địa đạo Phú Thọ Hòa), 10 chiến sĩ đặc công đã vượt qua 6 lớp rào kẽm gai cao 2 mét, 5 hào sâu và một bãi đất trống 160 mét, đột nhập gài mìn hẹn giờ vào các dãy kho và rút ra an toàn. Ảnh: Đài tượng niệm trận đánh kho bom Phú Thọ được xây phía trên hầm chứa bom.Sau hàng loạt tiếng nổ liên tiếp, toàn bộ kho xăng, kho bom, đạn nổ dây chuyền, tạo thành một biển lửa khổng lồ rực sáng cả vùng trời phía Tây Sài Gòn. Kho bom Phú Thọ đã bị xóa sổ. Ảnh: Chân dung anh hùng Phạm Văn Hai, người tham gia trận đánh kho bom Phú Thọ được đặt dưới chân tượng đài.Không chỉ mất kho bom, hai đại đội lính Tây và một tiểu đoàn thuộc trung đoàn 43 của Pháp tới tăng cường cũng gần như bị tiêu diệt hoàn toàn do sức mạnh của vụ nổ. Theo các tường thuật, thi thể lính Pháp văng xuống cả các con đường cách đó vài cây số.Sau vụ nổ, quân Pháp đã điều hai máy bay chở cát tới rải xuống liên tục để dập tắt đám cháy nhưng vô hiệu. Liên tiếp trong nhiều ngày, địch phải huy động tới 15 xe cứu thương, xe cơ giới khác vừa tải thương vừa chở xác.Với trận đánh oanh liệt ở kho bom Phú Thọ, các chiến sĩ đặc công đã chính thức dập tắt giấc mơ trở lại xâm lược Đông Dương của người Pháp.
Công viên Tân Phước ở quận Tân Bình, TP HCM là nơi lưu giữ dấu tích của một công trình quân sự đặc biệt do người Pháp xây dựng ở Sài Gòn.
Đó là kho bom Phú Thọ, một nơi cất trữ bom đạn khổng lồ nằm ở ngoại vi Sài Gòn xưa, được đánh giá là kho bom có quy mô lớn nhất Đông Dương. Ảnh: Một khu hầm chứa bom đạn còn sót lại được cải tạo thành đài tưởng niệm trong công viên Tân Phước.
Vào năm 1954, diện tích kho bom đạn này rộng tới 3 km2, nằm cách ly trong rừng cao su thuộc địa phận làng Tân Sơn Hòa (nay thuộc phường 6-7 quận Tân Bình).
Vào lúc cao điểm, nơi đây cất trữ một khối lượng tương đương 15.000 tấn thuốc nổ gồm bom, đạn pháo, vũ khí các loại và kho xăng đặc nằm bên cạnh đường Verdun (nay là Cách Mạng Tháng Tám) trị giá ước tính 20 tỷ francs.
Kho được bao bọc bằng hệ thống bảo vệ dày đặc. Vòng ngoài lớp rào kẽm gai là hào nước, bãi mìn nổ chụp. Vòng trong cùng là lô cốt, tháp canh cách nhau 50 mét và tiểu đoàn lính Âu Phi được trang bị các loại súng, xe thiết giáp, chó bẹc-giê ngày đêm tuần tiễu canh gác liên tục. Ảnh: Một cửa hầm chứa bom.
Sau thất bại Điên Biên Phủ, thực dân Pháp vẫn nuôi mộng kiểm soát Việt Nam dưới sự chi viện của Mỹ. Người Pháp càng tin tưởng vào điều này khi vẫn nắm trong tay kho bom đạn Phú Thọ khổng lồ bên cạnh Sài Gòn và trên 30.000 quân đang còn đóng giữ ở nhiều nơi hiểm yếu ở Việt Nam. Ảnh: Một hầm chứa bom xưa, nay trở thành lớp học thể dục thẩm mỹ.
Hiểu rõ tầm quan trọng đặc biệt của kho bom Phú Thọ, Đặc khu ủy Sài Gòn – Chợ Lớn đã giao nhiệm vụ cho đơn vị đặc công của Đặc khu thuộc đại đội Quyết tử độc lập 3927 bằng mọi cách phải phá hủy kho vũ khí này.
Rạng sáng ngày 2/6/1954, từ hướng Tây Bắc (đóng quân dưới lòng địa đạo Phú Thọ Hòa), 10 chiến sĩ đặc công đã vượt qua 6 lớp rào kẽm gai cao 2 mét, 5 hào sâu và một bãi đất trống 160 mét, đột nhập gài mìn hẹn giờ vào các dãy kho và rút ra an toàn. Ảnh: Đài tượng niệm trận đánh kho bom Phú Thọ được xây phía trên hầm chứa bom.
Sau hàng loạt tiếng nổ liên tiếp, toàn bộ kho xăng, kho bom, đạn nổ dây chuyền, tạo thành một biển lửa khổng lồ rực sáng cả vùng trời phía Tây Sài Gòn. Kho bom Phú Thọ đã bị xóa sổ. Ảnh: Chân dung anh hùng Phạm Văn Hai, người tham gia trận đánh kho bom Phú Thọ được đặt dưới chân tượng đài.
Không chỉ mất kho bom, hai đại đội lính Tây và một tiểu đoàn thuộc trung đoàn 43 của Pháp tới tăng cường cũng gần như bị tiêu diệt hoàn toàn do sức mạnh của vụ nổ. Theo các tường thuật, thi thể lính Pháp văng xuống cả các con đường cách đó vài cây số.
Sau vụ nổ, quân Pháp đã điều hai máy bay chở cát tới rải xuống liên tục để dập tắt đám cháy nhưng vô hiệu. Liên tiếp trong nhiều ngày, địch phải huy động tới 15 xe cứu thương, xe cơ giới khác vừa tải thương vừa chở xác.
Với trận đánh oanh liệt ở kho bom Phú Thọ, các chiến sĩ đặc công đã chính thức dập tắt giấc mơ trở lại xâm lược Đông Dương của người Pháp.