Trên một quả đồi cao ở xóm Vườn Rau, thị trấn Chợ Chu, huyện Định Hoá, tỉnh Thái Nguyên ngày nay vẫn tồn tại tàn tích của một nhà tù lớn thời thuộc địa, đó là nhà tù Chợ Chu. Ảnh: Một góc nhà tù Chợ Chu với nền móng các công trình cũ.
Nhà tù này được thực dân Pháp cho xây dựng từ năm 1916, ban đầu có quy mô nhỏ với các ngôi nhà giam làm bằng tre, gỗ, lợp lá đơn sơ. Năm 1942, nhà tù được xây dựng lại bằng gạch, đá, xi măng kiên cố, có thể giam giữ cùng lúc 200 tù nhân. Ảnh: Tường bao quanh nhà tù với các lỗ châu mai.
Các hạng mục chính của nhà tù gồm khu nhà giam, hầm cầm cố, trại lính, nhà chỉ huy, bốt canh, sân tập của binh lính, nhà kho... Ảnh: Tàn tích của một bốt canh.
Trong lịch sử tồn tại, nhà tù là nơi đã giam giữ các chiến sĩ yêu nước tham gia cuộc khởi nghĩa của binh lính Thái Nguyên (1917), khởi nghĩa Yên Bái (1930) và khởi nghĩa Bắc Sơn (1940). Ảnh: Nền móng khu nhà giam.
Lịch sử của nhà tù Chợ Chu cũng là lịch sử đấu tranh kiên cường của nhân dân Thái Nguyên chống lại ách cai trị của thực dân Pháp. Ảnh: Một chốt canh gác của nhà tù. Ngày 27 và 28/8/1922, tù nhân ở nhà tù Chợ Chu đã nổi dậy phá nhà tù, chiếm bưu điện, cướp vũ khí chống lại giặc Pháp. Phải rất vất và, quân Pháp mới khôi phục lại được trật tự. Ảnh: Tàn tích nhà quan cai.
Tháng 8/1943, 100 tù chính trị từ nhà tù Sơn La bị đưa về nhà tù Chợ Chu. Trong nhà tù đã thành lập chi bộ Cộng sản với 15 đảng viên do đồng chí Trần Danh Tuyên, Song Hào là bí thư. Ảnh: Một góc tường đổ nát của nhà tù.
Các chiến sĩ cách mạng đã tổ chức nhiều cuộc đấu tranh buộc bọn cai ngục phải nhượng bộ, biến nhà tù thành trường học cách mạng, tuyên truyền, vận động binh lính và quần chúng. Ảnh: Cổng chính của nhà tù.
Ngày 2/10/1044, 12 đảng viên đã vượt ngục thành công. Đây là lực lượng chủ yếu lập chiến khu Nguyễn Huệ và căn cứ Tân Trào, để tháng 5/1945 đón Bác Hồ từ Pác Bó về Tân Trào lãnh đạo tổng khởi nghĩa tháng 8/1945. Ảnh: Khu hầm cầm cố.
Sau năm 1945, nhà tù Chợ Chu chấm dứt hoạt động và bị bỏ hoang.
Trong những thập niên sau đó, sự tác động của thiên nhiên và con người khiến các công trình dần dần xuống cấp và hủy hoại. Ảnh: Tấm bảng ghi năm 1928 trên thành bể nước.
Ngày nay, nhà tù Chợ Chu chỉ còn là một phế tích với phần lớn công trình đã bị đổ nát hoặc chỉ còn lại phần nền móng. Ảnh: Tàn tích nền móng khu nhà của lính khố xanh.
Hiện tại tỉnh Thái Nguyên đang có kế hoạch tôn tạo di tích Nhà tù Chợ Chu về đúng với nguyên trạng trong lịch sử. Ảnh: Sân tập dành cho binh lính.
Trên một quả đồi cao ở xóm Vườn Rau, thị trấn Chợ Chu, huyện Định Hoá, tỉnh Thái Nguyên ngày nay vẫn tồn tại tàn tích của một nhà tù lớn thời thuộc địa, đó là nhà tù Chợ Chu. Ảnh: Một góc nhà tù Chợ Chu với nền móng các công trình cũ.
Nhà tù này được thực dân Pháp cho xây dựng từ năm 1916, ban đầu có quy mô nhỏ với các ngôi nhà giam làm bằng tre, gỗ, lợp lá đơn sơ. Năm 1942, nhà tù được xây dựng lại bằng gạch, đá, xi măng kiên cố, có thể giam giữ cùng lúc 200 tù nhân. Ảnh: Tường bao quanh nhà tù với các lỗ châu mai.
Các hạng mục chính của nhà tù gồm khu nhà giam, hầm cầm cố, trại lính, nhà chỉ huy, bốt canh, sân tập của binh lính, nhà kho... Ảnh: Tàn tích của một bốt canh.
Trong lịch sử tồn tại, nhà tù là nơi đã giam giữ các chiến sĩ yêu nước tham gia cuộc khởi nghĩa của binh lính Thái Nguyên (1917), khởi nghĩa Yên Bái (1930) và khởi nghĩa Bắc Sơn (1940). Ảnh: Nền móng khu nhà giam.
Lịch sử của nhà tù Chợ Chu cũng là lịch sử đấu tranh kiên cường của nhân dân Thái Nguyên chống lại ách cai trị của thực dân Pháp. Ảnh: Một chốt canh gác của nhà tù.
Ngày 27 và 28/8/1922, tù nhân ở nhà tù Chợ Chu đã nổi dậy phá nhà tù, chiếm bưu điện, cướp vũ khí chống lại giặc Pháp. Phải rất vất và, quân Pháp mới khôi phục lại được trật tự. Ảnh: Tàn tích nhà quan cai.
Tháng 8/1943, 100 tù chính trị từ nhà tù Sơn La bị đưa về nhà tù Chợ Chu. Trong nhà tù đã thành lập chi bộ Cộng sản với 15 đảng viên do đồng chí Trần Danh Tuyên, Song Hào là bí thư. Ảnh: Một góc tường đổ nát của nhà tù.
Các chiến sĩ cách mạng đã tổ chức nhiều cuộc đấu tranh buộc bọn cai ngục phải nhượng bộ, biến nhà tù thành trường học cách mạng, tuyên truyền, vận động binh lính và quần chúng. Ảnh: Cổng chính của nhà tù.
Ngày 2/10/1044, 12 đảng viên đã vượt ngục thành công. Đây là lực lượng chủ yếu lập chiến khu Nguyễn Huệ và căn cứ Tân Trào, để tháng 5/1945 đón Bác Hồ từ Pác Bó về Tân Trào lãnh đạo tổng khởi nghĩa tháng 8/1945. Ảnh: Khu hầm cầm cố.
Sau năm 1945, nhà tù Chợ Chu chấm dứt hoạt động và bị bỏ hoang.
Trong những thập niên sau đó, sự tác động của thiên nhiên và con người khiến các công trình dần dần xuống cấp và hủy hoại. Ảnh: Tấm bảng ghi năm 1928 trên thành bể nước.
Ngày nay, nhà tù Chợ Chu chỉ còn là một phế tích với phần lớn công trình đã bị đổ nát hoặc chỉ còn lại phần nền móng. Ảnh: Tàn tích nền móng khu nhà của lính khố xanh.
Hiện tại tỉnh Thái Nguyên đang có kế hoạch tôn tạo di tích Nhà tù Chợ Chu về đúng với nguyên trạng trong lịch sử. Ảnh: Sân tập dành cho binh lính.