Kim sách (sách bằng vàng) là loại hình cổ vật đặc biệt quý giá của nhà Nguyễn. Trong các kim sách hiện tồn, cuốn kim sách niên hiệu Gia Long thứ 5 (1806), ghi lại việc lên ngôi của vua Gia Long được đánh giá là có lời văn hay bậc nhất. Hiện vật này được trưng bày ở Bảo tàng Lịch sử Quốc gia Việt Nam.Quay về với thời điểm hơn hai thế kỷ trước, vào tháng 5 năm Bính Dần (1806), vua Gia Long (1762-1820) lên ngôi Hoàng đế ở điện Thái Hòa, Huế. Nhân dịp trọng đại này, bá quan văn võ đã dâng sách vàng ròng ca tụng công lao của ngài.Bản dịch nội dung kim sách được giới thiệu như sau: “Trộm nghe: Có đức tốt của thánh nhân, tất được nhận vật báu lớn của thánh nhân, đứng ngôi chính trong thiên hạ, tất được nhận tiếng tốt trong thiên hạ; nên thiên Hồng phạm để lại lời văn đặt ra ngôi cao quý; mà kinh Xuân thu chú trọng đến nghĩa chính thống từ đầu..."."...Lớn thay nước Việt ta, từ xưa trấn giữ phương Nam, tiên vương mở rộng cơ đồ công đức tích lũy, như trời cao vô cùng. Liệt thánh hết sức chăm lo, ơn huệ sâu dày, cho người nhớ mãi..."."...Phúc xưa, dành để sáng ngời, mặt trời mọc gặp thời tươi đẹp. Kính nghĩ nhà vua, anh hùng hơn cả từ xưa; trí dũng nêu cao trong nước; giúp thời vận như sấm mây quét sạch khó khăn,..."."...trừng trị tội ác để cứu dân, đem oai trời như gió chớp vang ầm, vượt mọi khó khăn vừa trung hưng, vừa sáng nghiệp; công lớn, việt, mao đủ cả; vật cũ, chuông giá chẳng dời..."."...Nước Việt thống nhất bản đồ, triều cận âu cả thảy đều quy phục, giữa trời đôi vầng thêm mới, thần nhân xã tắc, làm chủ có người. Ức triệu dân cũng được nhờ cậy, hai, ba lần tâu xin lên ngôi..."."...Trên nhà vua thức khiêm tự xử, dưới thần thứ tin tưởng một lòng; thực đúng với điềm lành có vua thánh ra đời, xây nền thịnh trị. Bọn tôi kính cẩn dâng kim sách, tôn hiệu hoàng đế..."."...Cúi mong ngôi bắc thần định sở, sáng rực như tử vi; nhận danh hiệu vẻ vang, gây phúc lành cao cả; rộng dày cao sang, sánh với trời đất vô cùng; yên ổn dài lâu, trải bao đời năm còn mãi".Vào thời Nguyễn, kim sách được dùng trong các lễ dâng tôn hiệu hoàng đế, hoàng hậu các đời trước; dâng tôn hiệu hoàng thái hậu; sắc phong hoàng tử, các công chúa trong hoàng thân... Nội dung kim sách được viết theo lối biền ngẫu, ca tụng công lao của người gắn với cuốn sách.Theo quy định của triều đình, kim sách dành cho vua làm chín tờ bằng vàng mười tuổi, hai tờ trước, sau khắc rồng, mây, bảy tờ giữa sách văn; dài sáu tấc ba phân, ngang ba tấc sáu phân, dày hai li; bốn khuyên tròn bằng vàng.Do những biến động của lịch sử, rất nhiều kim sách đã bị hủy hoại hoặc thất lạc. Trong số các kim sách còn được lưu giữ, kim sách của vua chỉ còn đếm được trên đầu ngón tay...Mời quý độc giả xem video: Dấu thương xứ Huế. Nguồn: VTV Travel.
Kim sách (sách bằng vàng) là loại hình cổ vật đặc biệt quý giá của nhà Nguyễn. Trong các kim sách hiện tồn, cuốn kim sách niên hiệu Gia Long thứ 5 (1806), ghi lại việc lên ngôi của vua Gia Long được đánh giá là có lời văn hay bậc nhất. Hiện vật này được trưng bày ở Bảo tàng Lịch sử Quốc gia Việt Nam.
Quay về với thời điểm hơn hai thế kỷ trước, vào tháng 5 năm Bính Dần (1806), vua Gia Long (1762-1820) lên ngôi Hoàng đế ở điện Thái Hòa, Huế. Nhân dịp trọng đại này, bá quan văn võ đã dâng sách vàng ròng ca tụng công lao của ngài.
Bản dịch nội dung kim sách được giới thiệu như sau: “Trộm nghe: Có đức tốt của thánh nhân, tất được nhận vật báu lớn của thánh nhân, đứng ngôi chính trong thiên hạ, tất được nhận tiếng tốt trong thiên hạ; nên thiên Hồng phạm để lại lời văn đặt ra ngôi cao quý; mà kinh Xuân thu chú trọng đến nghĩa chính thống từ đầu...".
"...Lớn thay nước Việt ta, từ xưa trấn giữ phương Nam, tiên vương mở rộng cơ đồ công đức tích lũy, như trời cao vô cùng. Liệt thánh hết sức chăm lo, ơn huệ sâu dày, cho người nhớ mãi...".
"...Phúc xưa, dành để sáng ngời, mặt trời mọc gặp thời tươi đẹp. Kính nghĩ nhà vua, anh hùng hơn cả từ xưa; trí dũng nêu cao trong nước; giúp thời vận như sấm mây quét sạch khó khăn,...".
"...trừng trị tội ác để cứu dân, đem oai trời như gió chớp vang ầm, vượt mọi khó khăn vừa trung hưng, vừa sáng nghiệp; công lớn, việt, mao đủ cả; vật cũ, chuông giá chẳng dời...".
"...Nước Việt thống nhất bản đồ, triều cận âu cả thảy đều quy phục, giữa trời đôi vầng thêm mới, thần nhân xã tắc, làm chủ có người. Ức triệu dân cũng được nhờ cậy, hai, ba lần tâu xin lên ngôi...".
"...Trên nhà vua thức khiêm tự xử, dưới thần thứ tin tưởng một lòng; thực đúng với điềm lành có vua thánh ra đời, xây nền thịnh trị. Bọn tôi kính cẩn dâng kim sách, tôn hiệu hoàng đế...".
"...Cúi mong ngôi bắc thần định sở, sáng rực như tử vi; nhận danh hiệu vẻ vang, gây phúc lành cao cả; rộng dày cao sang, sánh với trời đất vô cùng; yên ổn dài lâu, trải bao đời năm còn mãi".
Vào thời Nguyễn, kim sách được dùng trong các lễ dâng tôn hiệu hoàng đế, hoàng hậu các đời trước; dâng tôn hiệu hoàng thái hậu; sắc phong hoàng tử, các công chúa trong hoàng thân... Nội dung kim sách được viết theo lối biền ngẫu, ca tụng công lao của người gắn với cuốn sách.
Theo quy định của triều đình, kim sách dành cho vua làm chín tờ bằng vàng mười tuổi, hai tờ trước, sau khắc rồng, mây, bảy tờ giữa sách văn; dài sáu tấc ba phân, ngang ba tấc sáu phân, dày hai li; bốn khuyên tròn bằng vàng.
Do những biến động của lịch sử, rất nhiều kim sách đã bị hủy hoại hoặc thất lạc. Trong số các kim sách còn được lưu giữ, kim sách của vua chỉ còn đếm được trên đầu ngón tay...
Mời quý độc giả xem video: Dấu thương xứ Huế. Nguồn: VTV Travel.