Nằm ở xã Ngũ Phúc, huyện Kiến Thụy, TP Hải Phòng, đền - chùa Mõ là một ngôi đền cổ thờ Quỳnh Trân công chúa - một vị công chúa thời Trần đã tu hành tại đây vào cuối thế kỷ 13. Bà được người dân trong vùng tôn kính gọi là Bà chúa Mõ,Ngay trước chính điện của đền Mõ có một cây gạo cổ thụ mà theo lời kể của các bậc cao niên trong vùng, do chính tay Bà chúa Mõ trồng năm 1284 - một năm sau ngày bà về đây lập am tu hành.Hơn 700 năm trôi qua, bất chấp những thăng trầm của lịch sử cùng vô số trận cuồng phong ập vào mảnh đất Hải Phòng, cây gạo đền Mõ vẫn hiên ngang “trơ gan cùng tuế nguyệt”.Hiện tại, cây gạo cổ thụ này có chiều cao hơn 30 mét, đường kính gốc trên 2 mét, tán tỏa ra che phủ một diện tích rộng lớn của sân đền.Từ thân chính của cây còn mọc thêm thân phụ bên cạnh, thường được ví như hình ảnh người mẹ đang ôm ấp, vỗ về đứa con nhỏ.Người dân trong vùng tin rằng, những cặp vợ chồng hiếm muộn đường con cái, chỉ cần cùng nhau đến chạm vào phần vỏ nơi gốc hay khấn xin Bà chúa Mõ và lấy một chút vỏ cây về đem gối đầu giường, sẽ nhanh chóng thụ thai như ý.Theo lời kể của người dân địa phương, trong hàng trăm năm qua, cây gạo liên tục phát triển, nhưng không có một cành nào phạm phải một viên ngói của đền Mõ.Nếu có cành nào đó mọc tràn ra phía trên mái đền, tự nhiên sẽ bị khô héo, mục nát.Năm 2011, cây gạo đền Mõ đã được công nhận là Cây di sản Việt Nam. Năm 2012, cây gạo này tiếp tục được công nhận là cây gạo nhiều năm tuổi nhất Việt Nam.
Nằm ở xã Ngũ Phúc, huyện Kiến Thụy, TP Hải Phòng, đền - chùa Mõ là một ngôi đền cổ thờ Quỳnh Trân công chúa - một vị công chúa thời Trần đã tu hành tại đây vào cuối thế kỷ 13. Bà được người dân trong vùng tôn kính gọi là Bà chúa Mõ,
Ngay trước chính điện của đền Mõ có một cây gạo cổ thụ mà theo lời kể của các bậc cao niên trong vùng, do chính tay Bà chúa Mõ trồng năm 1284 - một năm sau ngày bà về đây lập am tu hành.
Hơn 700 năm trôi qua, bất chấp những thăng trầm của lịch sử cùng vô số trận cuồng phong ập vào mảnh đất Hải Phòng, cây gạo đền Mõ vẫn hiên ngang “trơ gan cùng tuế nguyệt”.
Hiện tại, cây gạo cổ thụ này có chiều cao hơn 30 mét, đường kính gốc trên 2 mét, tán tỏa ra che phủ một diện tích rộng lớn của sân đền.
Từ thân chính của cây còn mọc thêm thân phụ bên cạnh, thường được ví như hình ảnh người mẹ đang ôm ấp, vỗ về đứa con nhỏ.
Người dân trong vùng tin rằng, những cặp vợ chồng hiếm muộn đường con cái, chỉ cần cùng nhau đến chạm vào phần vỏ nơi gốc hay khấn xin Bà chúa Mõ và lấy một chút vỏ cây về đem gối đầu giường, sẽ nhanh chóng thụ thai như ý.
Theo lời kể của người dân địa phương, trong hàng trăm năm qua, cây gạo liên tục phát triển, nhưng không có một cành nào phạm phải một viên ngói của đền Mõ.
Nếu có cành nào đó mọc tràn ra phía trên mái đền, tự nhiên sẽ bị khô héo, mục nát.
Năm 2011, cây gạo đền Mõ đã được công nhận là Cây di sản Việt Nam. Năm 2012, cây gạo này tiếp tục được công nhận là cây gạo nhiều năm tuổi nhất Việt Nam.