Gắn liền với Nhà D67 (nơi hoạt động của Bộ Chính trị, Quân ủy Trung ương từ năm 1954- 1975) tại trong quần thể di tích Hoàng thành Hà Nội, Hầm ngầm D67 hay hầm ngầm Quân ủy Trung ương có thể coi là căn hầm tối mật nhất miền Bắc thời chiến tranh Việt Nam.Hầm được xây dựng năm 1967 cùng với nhà D67 vào thời điểm Mỹ đã tiến hành leo thang bắn phá miền Bắc. Theo đề án của Bộ Tổng tham mưu, việc bảo đảm an toàn cho cơ quan đầu não tại thành cổ có ba mức: báo động, xuống hầm và di tản. Hệ thống hầm ngầm sẽ được sử dụng ở mức báo động 2.Nhiệm vụ thiết kế, xây dựng công trình được giao cho Bộ tư lệnh Công binh. Hầm nằm ở độ sâu 9m, được xây dựng kiên cố để chống bom. Hai đường dẫn xuống hầm đối diện với hai cửa phòng làm việc của tướng Võ Nguyên Giáp và tướng Văn Tiến Dũng trong nhà D67.Hầm được chia làm bốn phòng với diện tích khoảng 50 m2, có hai dãy hành lang ở hai bên.Phòng họp là phòng lớn nhất, được dùng làm nơi họp của Bộ Chính trị và Quân uỷ Trung ương khi cần thiết.Các phòng bên dành cho ban thư ký và phòng để máy móc, điện đài.Có cả một phòng chứa hệ thống thông hơi, lọc khí đồ sộ chạy điện được chế tạo tại Liên Xô.Các lối lên xuống và cửa ra vào của Hầm ngầm D67 có tới sáu cửa thép sơn xanh dày 12 cm, có nhiều tay nắm và hệ thống gioăng cao su có thể ngăn nước và khí độc.Toàn bộ hệ thống hầm ngầm đều liên hoàn đường điện máy phát, có đầy đủ hệ thống thoát nước, thông khí, thông tin, liên lạc, hậu cần, lương thực, y tế… và vũ trang bảo vệ.Ngoài hai cầu thang nối với Nhà D67, hầm còn một cầu thang phía Nam nối với nhà Con Rồng (Tổng hành dinh trong khu A thành cổ Hà Nội).Hiện tại, Hầm D67 còn lưu giữ nhiều hiện vật quý giá của cán bộ, nhân viên nhà D67 sử dụng trong giai đoạn kháng chiến chống Mỹ.Nhiều trang thiết bị được nhập khẩu từ Liên Xô vẫn còn cho đến nay.Tại Hầm ngầm D67, Bộ tổng tư lệnh và Quân uỷ Trung ương đã chỉ đạo quân và dân ta đánh thắng cuộc chiến tranh phá hoại của Mỹ ở miền Bắc mà đỉnh cao là chiến thắng Điện Biên Phủ trên không (18/12/1972 - 29/12/1972).Ngày nay, Nhà và Hầm D67 là một di tích lịch sử tiêu biểu của giai đoạn kháng chiến chống Mỹ, đồng thời là biểu tượng của sự tiếp nối truyền thống trong khu di tích có bề dày lịch sử hơn 1.000 năm.
Gắn liền với Nhà D67 (nơi hoạt động của Bộ Chính trị, Quân ủy Trung ương từ năm 1954- 1975) tại trong quần thể di tích Hoàng thành Hà Nội, Hầm ngầm D67 hay hầm ngầm Quân ủy Trung ương có thể coi là căn hầm tối mật nhất miền Bắc thời chiến tranh Việt Nam.
Hầm được xây dựng năm 1967 cùng với nhà D67 vào thời điểm Mỹ đã tiến hành leo thang bắn phá miền Bắc. Theo đề án của Bộ Tổng tham mưu, việc bảo đảm an toàn cho cơ quan đầu não tại thành cổ có ba mức: báo động, xuống hầm và di tản. Hệ thống hầm ngầm sẽ được sử dụng ở mức báo động 2.
Nhiệm vụ thiết kế, xây dựng công trình được giao cho Bộ tư lệnh Công binh. Hầm nằm ở độ sâu 9m, được xây dựng kiên cố để chống bom. Hai đường dẫn xuống hầm đối diện với hai cửa phòng làm việc của tướng Võ Nguyên Giáp và tướng Văn Tiến Dũng trong nhà D67.
Hầm được chia làm bốn phòng với diện tích khoảng 50 m2, có hai dãy hành lang ở hai bên.
Phòng họp là phòng lớn nhất, được dùng làm nơi họp của Bộ Chính trị và Quân uỷ Trung ương khi cần thiết.
Các phòng bên dành cho ban thư ký và phòng để máy móc, điện đài.
Có cả một phòng chứa hệ thống thông hơi, lọc khí đồ sộ chạy điện được chế tạo tại Liên Xô.
Các lối lên xuống và cửa ra vào của Hầm ngầm D67 có tới sáu cửa thép sơn xanh dày 12 cm, có nhiều tay nắm và hệ thống gioăng cao su có thể ngăn nước và khí độc.
Toàn bộ hệ thống hầm ngầm đều liên hoàn đường điện máy phát, có đầy đủ hệ thống thoát nước, thông khí, thông tin, liên lạc, hậu cần, lương thực, y tế… và vũ trang bảo vệ.
Ngoài hai cầu thang nối với Nhà D67, hầm còn một cầu thang phía Nam nối với nhà Con Rồng (Tổng hành dinh trong khu A thành cổ Hà Nội).
Hiện tại, Hầm D67 còn lưu giữ nhiều hiện vật quý giá của cán bộ, nhân viên nhà D67 sử dụng trong giai đoạn kháng chiến chống Mỹ.
Nhiều trang thiết bị được nhập khẩu từ Liên Xô vẫn còn cho đến nay.
Tại Hầm ngầm D67, Bộ tổng tư lệnh và Quân uỷ Trung ương đã chỉ đạo quân và dân ta đánh thắng cuộc chiến tranh phá hoại của Mỹ ở miền Bắc mà đỉnh cao là chiến thắng Điện Biên Phủ trên không (18/12/1972 - 29/12/1972).
Ngày nay, Nhà và Hầm D67 là một di tích lịch sử tiêu biểu của giai đoạn kháng chiến chống Mỹ, đồng thời là biểu tượng của sự tiếp nối truyền thống trong khu di tích có bề dày lịch sử hơn 1.000 năm.