1. Nằm chính giữa mặt Nam của Kinh thành Huế, thuộc phạm vi pháo đài Nam Chánh, Kỳ đài (cột cờ) của Kinh thành Huế là cột cờ lâu đời nhất Việt Nam.Theo chính sử của nhà Nguyễn, Kỳ đài Huế được xây dựng vào năm Gia Long thứ 6 (1807), cùng thời gian xây dựng kinh thành. Vào thời Minh Mạng, Kỳ đài được tu sửa vào các năm 1829, 1831 và 1840.Về tổng quan, kiến trúc Kỳ đài gồm hai phần: Đài cờ và cột cờ. Đài cờ gồm ba tầng hình chóp cụt chữ nhật xây bằng gạch chồng lên nhau, theo thứ tự từ lớn đến nhỏ dần từ dưới lên trên với tổng chiều cao là 17,5m. Cột cờ nằm trên đài cờ, là nơi treo cờ.Ngày nay Kỳ đài của Kinh thành Huế là một công trình kiến trúc có tầm quan trọng đặc biệt trong quần thể di tích của Di sản văn hóa thế giới Cố đô Huế.2. Là một trong năm di tích còn được bảo tồn nguyên vẹn trong quần thể di tích Hoàng thành Thăng Long, Cột cờ Hà Nội là một công trình lịch sử mang tính biểu tượng của thủ đô Hà Nội.Được xây dựng từ năm 1805 - 1812 dưới thời vua Gia Long, công trình có tên gọi chính thức là Kỳ đài Hà Nội, nằm trên phần đất phía Nam của Hoàng thành Thăng Long.Cột cờ có kết cấu dạng tháp, cao 41 mét, gồm ba tầng đế và một thân cột. Các tầng đế cột cờ có hình vuông, nhỏ dần lên trên, chồng lên nhau, xung quanh ốp gạch. Đỉnh Cột cờ là một lầu hình bát giác, chính giữa có một trụ tròn cao đến đỉnh, là chỗ để cắm cán cờ.Trong hơn hai thế kỷ tồn tại, Cột cờ Hà Nội đã chứng kiến nhiều thời khắc hào hùng của thủ đô. Hình ảnh công trình đặc biệt này từng được in trang trọng trên đồng tiền đầu tiên do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phát hành.3. Nằm trong khuôn viên Bảo tàng Nam Định (phường Ngô Quyền, TP Nam Định), từ lâu nay Cột cờ Thành Nam đã được coi là một biểu tượng lịch sử thiêng liêng của mảnh đất Nam Định.Theo các tư liệu lịch sử, Cột cờ Thành Nam được hoàn thành năm 1812, cùng năm với Cột cờ Hà Nội. Toàn bộ Cột cờ nằm trên hai tầng bệ, cột hình vuông thu dần từ dưới lên, cao 23,84 mét.Hai phía Đông và Tây của tầng một có hai cầu thang xây bằng gạch 10 bậc dẫn lên tầng hai. Bốn mặt tầng hai đều xây lan can, trổ bốn cửa dẫn vào trong, nơi có cầu thang để lên đỉnh Cột cờ.Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, vào ngày 11/6/1972, máy bay Mỹ đã bắn rocket và ném bom khiến Cột cờ Thành Nam bị sập. Đến năm 1997 công trình đã được phục dựng nguyên dạng.4. Nằm bên ngã ba sông Sài Gòn – kênh Bến Nghé, cột cờ Thủ Ngữ (quận 1, TP HCM) là một trong những công trình lịch sử nổi tiếng của Sài Gòn thời thuộc địa.Cột cờ được người Pháp xây dựng vào năm 1865, với tên gọi "Thủ Ngữ" có nghĩa là điểm giữ cửa cảng. Công trình nằm đối diện với Nhà Rồng - trụ sở của Công ty vận tải đường biển Pháp - qua dòng kênh Bến Nghé, và nằm dưới sự quản lý của công ty này trong suốt thời thuộc địa.Cột cờ Thủ Ngữ gắn liền với di tích Bến Nhà Rồng, nơi người thanh niên Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước ngày 5/6/1911. Đây cũng là một trong những chứng tích lịch sử của sự kiện Nam Bộ kháng chiến ngày 23/9/1945.Những năm gần đây, cột cờ Thủ Ngữ đã được tôn tạo, nâng cấp, phục chế để phù hợp với quy hoạch xây dựng khu trung tâm TPHCM, bờ Tây sông Sài Gòn. Mời quý độc giả xem video Hà Nội mùa cốm xanh về. Nguồn: VTV24.
1. Nằm chính giữa mặt Nam của Kinh thành Huế, thuộc phạm vi pháo đài Nam Chánh, Kỳ đài (cột cờ) của Kinh thành Huế là cột cờ lâu đời nhất Việt Nam.
Theo chính sử của nhà Nguyễn, Kỳ đài Huế được xây dựng vào năm Gia Long thứ 6 (1807), cùng thời gian xây dựng kinh thành. Vào thời Minh Mạng, Kỳ đài được tu sửa vào các năm 1829, 1831 và 1840.
Về tổng quan, kiến trúc Kỳ đài gồm hai phần: Đài cờ và cột cờ. Đài cờ gồm ba tầng hình chóp cụt chữ nhật xây bằng gạch chồng lên nhau, theo thứ tự từ lớn đến nhỏ dần từ dưới lên trên với tổng chiều cao là 17,5m. Cột cờ nằm trên đài cờ, là nơi treo cờ.
Ngày nay Kỳ đài của Kinh thành Huế là một công trình kiến trúc có tầm quan trọng đặc biệt trong quần thể di tích của Di sản văn hóa thế giới Cố đô Huế.
2. Là một trong năm di tích còn được bảo tồn nguyên vẹn trong quần thể di tích Hoàng thành Thăng Long, Cột cờ Hà Nội là một công trình lịch sử mang tính biểu tượng của thủ đô Hà Nội.
Được xây dựng từ năm 1805 - 1812 dưới thời vua Gia Long, công trình có tên gọi chính thức là Kỳ đài Hà Nội, nằm trên phần đất phía Nam của Hoàng thành Thăng Long.
Cột cờ có kết cấu dạng tháp, cao 41 mét, gồm ba tầng đế và một thân cột. Các tầng đế cột cờ có hình vuông, nhỏ dần lên trên, chồng lên nhau, xung quanh ốp gạch. Đỉnh Cột cờ là một lầu hình bát giác, chính giữa có một trụ tròn cao đến đỉnh, là chỗ để cắm cán cờ.
Trong hơn hai thế kỷ tồn tại, Cột cờ Hà Nội đã chứng kiến nhiều thời khắc hào hùng của thủ đô. Hình ảnh công trình đặc biệt này từng được in trang trọng trên đồng tiền đầu tiên do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phát hành.
3. Nằm trong khuôn viên Bảo tàng Nam Định (phường Ngô Quyền, TP Nam Định), từ lâu nay Cột cờ Thành Nam đã được coi là một biểu tượng lịch sử thiêng liêng của mảnh đất Nam Định.
Theo các tư liệu lịch sử, Cột cờ Thành Nam được hoàn thành năm 1812, cùng năm với Cột cờ Hà Nội. Toàn bộ Cột cờ nằm trên hai tầng bệ, cột hình vuông thu dần từ dưới lên, cao 23,84 mét.
Hai phía Đông và Tây của tầng một có hai cầu thang xây bằng gạch 10 bậc dẫn lên tầng hai. Bốn mặt tầng hai đều xây lan can, trổ bốn cửa dẫn vào trong, nơi có cầu thang để lên đỉnh Cột cờ.
Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, vào ngày 11/6/1972, máy bay Mỹ đã bắn rocket và ném bom khiến Cột cờ Thành Nam bị sập. Đến năm 1997 công trình đã được phục dựng nguyên dạng.
4. Nằm bên ngã ba sông Sài Gòn – kênh Bến Nghé, cột cờ Thủ Ngữ (quận 1, TP HCM) là một trong những công trình lịch sử nổi tiếng của Sài Gòn thời thuộc địa.
Cột cờ được người Pháp xây dựng vào năm 1865, với tên gọi "Thủ Ngữ" có nghĩa là điểm giữ cửa cảng. Công trình nằm đối diện với Nhà Rồng - trụ sở của Công ty vận tải đường biển Pháp - qua dòng kênh Bến Nghé, và nằm dưới sự quản lý của công ty này trong suốt thời thuộc địa.
Cột cờ Thủ Ngữ gắn liền với di tích Bến Nhà Rồng, nơi người thanh niên Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước ngày 5/6/1911. Đây cũng là một trong những chứng tích lịch sử của sự kiện Nam Bộ kháng chiến ngày 23/9/1945.
Những năm gần đây, cột cờ Thủ Ngữ đã được tôn tạo, nâng cấp, phục chế để phù hợp với quy hoạch xây dựng khu trung tâm TPHCM, bờ Tây sông Sài Gòn.
Mời quý độc giả xem video Hà Nội mùa cốm xanh về. Nguồn: VTV24.