Bảo tàng Lịch sử TP HCM là nơi sở hữu một bộ sưu tập súng thần công cổ quy mô khá lớn. Đáng chú ý, trong bộ sưu tập này có nhiều khẩu súng thần công có từ thời vua Gia Long.Những khẩu súng này được chế tạo vào năm Đinh Sửu 1817, mang tên là “Hùng uy tướng quân” và “Thắng uy tướng quân”.Chúng được đúc bằng đồng, chiều dài nòng súng loại ngắn là 1,35 mét, loại dài là 1,52 mét.Đường kính nòng súng 20 cm, thành súng dày 5 cm, đường kính họng súng 10 cm. Mặt trong nòng súng trơn láng không có rãnh xoắn.Đạn được đưa vào đầu nòng, điểm hỏa bằng cách đốt lửa vào dây dẫn qua lỗ thông với khối thuốc nổ khối lượng khoảng là 1,34 kg được nén ở dưới đáy nòng súng.Súng bắn đạn bằng gang với đường kính gần 10 cm. Mỗi viên đạn nặng khoảng 4-5 kg. Tầm bắn xa khoảng 1.000 mét.Các khẩu thần công của vua Gia Long được chế tác rất tinh xảo. Thân súng có nhiều gờ nổi tạo nên dáng vẻ thanh thoát. Quai súng cách điệu bằng các họa tiết cung đình.Bản lề của súng được khắc các bản văn chữ Hán.So với súng thần công của Pháp, những khẩu súng của vua Gia Long mang giá trị thẩm mỹ cao hơn nhiều. Nhưng sức mạnh của chúng không thể bì nổi súng phương Tây. Điều này đã được chứng mình trong thực tế.Các khẩu “Hùng uy tướng quân” và “Thắng uy tướng quân” trưng bày ở Bảo tàng Lịch sử TP HCM đã từng được quân đội nhà Nguyễn sử dụng để bảo vệ thành Gia Định năm 1859.Mặc dù mang những cái tên đầy uy dũng, chúng đã không bảo vệ được tòa thành trước hỏa lực áp đảo của quân Pháp.Trong trận này, những cỗ pháo trên thành đã nã đạn vào tàu Pháp trên rạch Thị Nghè nhưng không mấy hiệu quả. Thành Gia Định thất thủ sau vài tiếng giao tranh.Sau khi chiếm thành Gia Định, quân Pháp “bắt giam” 12 khẩu súng thần công của nhà Nguyễn, gồm 10 khẩu Thắng uy, một khẩu Hùng uy, một khẩu Vũ công.Để phô trương chiến tích của mình, thực dân Pháp xiềng xích các khẩu súng ở bến sông Sài Gòn đầu đường Catina (nay là đường Đồng Khởi), họng súng bị chúi xuống đất.Nhờ sự can thiệp của các học giả, đến thập niên 1930 các khẩu súng này mới được “phóng thích” và đưa về Bảo tàng Blanchard de la Brosse, nay là Bảo tàng Lịch sử TP HCM.Mời quý độc giả xem video: Hoài niệm Sài Gòn xưa | VTV24.
Bảo tàng Lịch sử TP HCM là nơi sở hữu một bộ sưu tập súng thần công cổ quy mô khá lớn. Đáng chú ý, trong bộ sưu tập này có nhiều khẩu súng thần công có từ thời vua Gia Long.
Những khẩu súng này được chế tạo vào năm Đinh Sửu 1817, mang tên là “Hùng uy tướng quân” và “Thắng uy tướng quân”.
Chúng được đúc bằng đồng, chiều dài nòng súng loại ngắn là 1,35 mét, loại dài là 1,52 mét.
Đường kính nòng súng 20 cm, thành súng dày 5 cm, đường kính họng súng 10 cm. Mặt trong nòng súng trơn láng không có rãnh xoắn.
Đạn được đưa vào đầu nòng, điểm hỏa bằng cách đốt lửa vào dây dẫn qua lỗ thông với khối thuốc nổ khối lượng khoảng là 1,34 kg được nén ở dưới đáy nòng súng.
Súng bắn đạn bằng gang với đường kính gần 10 cm. Mỗi viên đạn nặng khoảng 4-5 kg. Tầm bắn xa khoảng 1.000 mét.
Các khẩu thần công của vua Gia Long được chế tác rất tinh xảo. Thân súng có nhiều gờ nổi tạo nên dáng vẻ thanh thoát. Quai súng cách điệu bằng các họa tiết cung đình.
Bản lề của súng được khắc các bản văn chữ Hán.
So với súng thần công của Pháp, những khẩu súng của vua Gia Long mang giá trị thẩm mỹ cao hơn nhiều. Nhưng sức mạnh của chúng không thể bì nổi súng phương Tây. Điều này đã được chứng mình trong thực tế.
Các khẩu “Hùng uy tướng quân” và “Thắng uy tướng quân” trưng bày ở Bảo tàng Lịch sử TP HCM đã từng được quân đội nhà Nguyễn sử dụng để bảo vệ thành Gia Định năm 1859.
Mặc dù mang những cái tên đầy uy dũng, chúng đã không bảo vệ được tòa thành trước hỏa lực áp đảo của quân Pháp.
Trong trận này, những cỗ pháo trên thành đã nã đạn vào tàu Pháp trên rạch Thị Nghè nhưng không mấy hiệu quả. Thành Gia Định thất thủ sau vài tiếng giao tranh.
Sau khi chiếm thành Gia Định, quân Pháp “bắt giam” 12 khẩu súng thần công của nhà Nguyễn, gồm 10 khẩu Thắng uy, một khẩu Hùng uy, một khẩu Vũ công.
Để phô trương chiến tích của mình, thực dân Pháp xiềng xích các khẩu súng ở bến sông Sài Gòn đầu đường Catina (nay là đường Đồng Khởi), họng súng bị chúi xuống đất.
Nhờ sự can thiệp của các học giả, đến thập niên 1930 các khẩu súng này mới được “phóng thích” và đưa về Bảo tàng Blanchard de la Brosse, nay là Bảo tàng Lịch sử TP HCM.
Mời quý độc giả xem video: Hoài niệm Sài Gòn xưa | VTV24.