Bức tượng Hộ pháp bằng gốm men ngà thời nhà Nguyễn là một hiện vật lịch sử độc đáo được lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử Quốc gia Việt Nam.Tượng cao khoảng 50 cm, có niên đại vào cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20, thể hiện hình ảnh một vị Hộ pháp trong thế đứng uy nghiêm, tay cầm chùy chống xuống đất...Điều kỳ lạ của bức tượng là tạo hình ở phần đầu, với ba chiếc đầu mọc ra từ ba chiếc cổ khác nhau.Mỗi chiếc đầu đều mang dáng vẻ cổ quái, không giống đầu người, với mắt tròn lồi, trên gờ mắt có hai sừng và đỉnh đầu có một sừng, gò má cao và nhô ra phía trước, mũi nở to...Đây là một tạo hình Hộ pháp rất hiếm gặp ở Việt Nam. Có thể nói không ngoa rằng ngài Hộ pháp này như bước ra từ một tác phẩm văn học viễn tưởng.Trái với phần đầu như "người ngoài hành tinh", trang phục của Hộ pháp đúng "chuẩn" truyền thống, được tạo hình sắc nét đến từng chi tiết.Trong Phật giáo, Hộ pháp là những vị thần bảo vệ Phật pháp và Phật tử, có tên gốc trong tiếng Phạn là Dharmapala.Trong các chùa Việt Nam có hai dạng tượng Hộ pháp phổ biến, thường được đặt thành cặp đối xứng nhau hai bên điện thờ, là hai vị Khuyến Thiện và Trừng Ác, dân gian hay gọi là ông Thiện và ông Ác.Hai vị này mặc trang phục như võ tướng, thân thể vạm vỡ, cầm khí giới để bảo vệ đạo pháp. Ông Thiện thường có mặt tô màu trắng, vẻ hiền lành, trong khi ông Ác có mặt đỏ trông như đang giận dữ.Dựa vào vẻ mặt có phần đáng sợ, có lẽ bức tượng Hộ pháp ba đầu đã được người xưa tạo tác với vai trò của một ông Ác - nhằm răn đe mọi người lánh xa con đường dẫn đến sa ngã...Mời quý độc giả xem video: Giải mã thông điệp ý nghĩa trống đồng Đông Sơn. Nguồn: Đài Phát thanh - Truyền hình Hà Nội.
Bức tượng Hộ pháp bằng gốm men ngà thời nhà Nguyễn là một hiện vật lịch sử độc đáo được lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử Quốc gia Việt Nam.
Tượng cao khoảng 50 cm, có niên đại vào cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20, thể hiện hình ảnh một vị Hộ pháp trong thế đứng uy nghiêm, tay cầm chùy chống xuống đất...
Điều kỳ lạ của bức tượng là tạo hình ở phần đầu, với ba chiếc đầu mọc ra từ ba chiếc cổ khác nhau.
Mỗi chiếc đầu đều mang dáng vẻ cổ quái, không giống đầu người, với mắt tròn lồi, trên gờ mắt có hai sừng và đỉnh đầu có một sừng, gò má cao và nhô ra phía trước, mũi nở to...
Đây là một tạo hình Hộ pháp rất hiếm gặp ở Việt Nam. Có thể nói không ngoa rằng ngài Hộ pháp này như bước ra từ một tác phẩm văn học viễn tưởng.
Trái với phần đầu như "người ngoài hành tinh", trang phục của Hộ pháp đúng "chuẩn" truyền thống, được tạo hình sắc nét đến từng chi tiết.
Trong Phật giáo, Hộ pháp là những vị thần bảo vệ Phật pháp và Phật tử, có tên gốc trong tiếng Phạn là Dharmapala.
Trong các chùa Việt Nam có hai dạng tượng Hộ pháp phổ biến, thường được đặt thành cặp đối xứng nhau hai bên điện thờ, là hai vị Khuyến Thiện và Trừng Ác, dân gian hay gọi là ông Thiện và ông Ác.
Hai vị này mặc trang phục như võ tướng, thân thể vạm vỡ, cầm khí giới để bảo vệ đạo pháp. Ông Thiện thường có mặt tô màu trắng, vẻ hiền lành, trong khi ông Ác có mặt đỏ trông như đang giận dữ.
Dựa vào vẻ mặt có phần đáng sợ, có lẽ bức tượng Hộ pháp ba đầu đã được người xưa tạo tác với vai trò của một ông Ác - nhằm răn đe mọi người lánh xa con đường dẫn đến sa ngã...
Mời quý độc giả xem video: Giải mã thông điệp ý nghĩa trống đồng Đông Sơn. Nguồn: Đài Phát thanh - Truyền hình Hà Nội.