Trong ba lăng mộ đá cổ ở Lại Yên, công trình còn nguyên vẹn nhất là lăng Phạm Đôn Nghị . Công trình nằm trong một khuôn viên rộng khoảng 850m2 trồng nhiều cây xanh. Khu lăng mộ được bao bọc bằng một bức tường đá ong dày khoảng 0,5m.Các hạng mục của lăng từ ngoài vào trong gồm cổng và cặp chó đá, sau cổng là khoảng sân với cặp tượng quan hầu dắt ngựa ở hai bên, kế đến là hương án và am thờ. Hai bên am thờ là hai nhà bia. Các công trình này đều được làm bằng đá xanh. Sau am thờ là nơi đặt mộ phần.Các chi tiết kiến trúc bằng đá của lăng Phạm Đôn Nghị đều được chạm khắc rất tinh xảo. Đặc sắc nhất là hình tượng các quan võ được tạo tác theo lối tả thực rất sinh động, là những tác phẩm đỉnh cao của nghệ thuật điêu khắc Việt thế kỷ 17 - 18.Theo sử sách, Quận công Phạm Đôn Nghị (1728- 1789) là võ quan từng đi kinh lý giữ yên cõi bờ và bình định những cuộc nổi dậy. Với những giá trị nổi bật về nghệ thuật và kiến trúc, nơi an nghỉ của ông đã được công nhận là di tích quốc gia của Việt Nam.Cùng lăng Phạm Đôn Nghị, làng Lại Yên còn một khu lăng mộ đá cổ khác được công nhận là di tích quốc gia. Đó là khu lăng mộ của Quận công Phạm Mẫn Trực. Lăng có một quy mô khá lớn, quanh có tường đá ong. Cổng vào lăng được ghép đá, hai bên là cặp chó đá canh cổng.Sau cổng là khoảng sân rộng, hai bên sân có cặp voi đá lớn. Kế tiếp là hương án, sập thờ, đẳng thờ và một cổng nhỏ thông sang nơi đặt mộ phần. Hai nhà bia nằm ở hai bên. Cách bài trí này có một số nét tương đồng với lăng Phạm Đôn Nghị.Các tác phẩm điêu khắc đá ở lăng Phạm Mẫn Trực cũng rất phong phú. Mặt ngoài hai nhà bia được tạc hình quan võ rất tinh xảo, được coi là những tác phẩm xuất sắc của nền nghệ thuật điêu khắc thời Hậu Lê.Theo sử sách, Quận công Phạm Mẫn Trực là quan võ, từng làm trong đội tượng binh và tổng thái giám của triều đình vua Lê, chúa Trịnh. Sau khi mất, ông được an táng trong lăng mộ xây tại quê nhà ở Lại Yên. Sau ba thế kỷ tồn tại, lăng đã xuống cấp khá nặng và phải chống đỡ để không sụp đổ.Lăng mộ đá cổ cuối cùng của làng Lại Yên là quan Đề đốc. Lăng được lập năm 1734, là nơi an nghỉ của Đề đốc Phạm Nguyễn Công (1685-1728), là tổng thái giám, tham đốc lĩnh đề đốc, ký thọ hầu, chỉ huy các đội tượng binh, bảo vệ biên giới phía tây vùng Thanh Nghệ Tĩnh.Đây là lăng mộ bị xuống cấp nặng nề nhất trong ba lăng mộ đá Lại Yên. Sau những thăng trầm lịch sử, nhiều công trình của lăng đã mất mát. Trong nhiều thập niên, lăng bị bao phủ trong cây cỏ dại giữa một cánh đồng.Ngày nay, các hạng mục chính của lăng là vòng thành bằng đá ong bao quanh mộ phần, bia đá và bài vị ở phía sau, phía trước có cặp chó đá, nghê đá, hương án... mang phong cách thời Hậu Lê, cũng là những nét kiến trúc đặc sắc nhất còn được lưu giữ.Các tác phẩm điêu khắc đá ở hương án, bài vị, bia mộ... của lăng Đề Đốc cũng được thực hiện khá cầu kỳ. Hiện tại, lăng đang được trùng tu tôn tạo trên quy mô lớn.Xem video: Kiến trúc cổ kinh thành Thăng Long.
Trong ba lăng mộ đá cổ ở Lại Yên, công trình còn nguyên vẹn nhất là lăng Phạm Đôn Nghị . Công trình nằm trong một khuôn viên rộng khoảng 850m2 trồng nhiều cây xanh. Khu lăng mộ được bao bọc bằng một bức tường đá ong dày khoảng 0,5m.
Các hạng mục của lăng từ ngoài vào trong gồm cổng và cặp chó đá, sau cổng là khoảng sân với cặp tượng quan hầu dắt ngựa ở hai bên, kế đến là hương án và am thờ. Hai bên am thờ là hai nhà bia. Các công trình này đều được làm bằng đá xanh. Sau am thờ là nơi đặt mộ phần.
Các chi tiết kiến trúc bằng đá của lăng Phạm Đôn Nghị đều được chạm khắc rất tinh xảo. Đặc sắc nhất là hình tượng các quan võ được tạo tác theo lối tả thực rất sinh động, là những tác phẩm đỉnh cao của nghệ thuật điêu khắc Việt thế kỷ 17 - 18.
Theo sử sách, Quận công Phạm Đôn Nghị (1728- 1789) là võ quan từng đi kinh lý giữ yên cõi bờ và bình định những cuộc nổi dậy. Với những giá trị nổi bật về nghệ thuật và kiến trúc, nơi an nghỉ của ông đã được công nhận là di tích quốc gia của Việt Nam.
Cùng lăng Phạm Đôn Nghị, làng Lại Yên còn một khu lăng mộ đá cổ khác được công nhận là di tích quốc gia. Đó là khu lăng mộ của Quận công Phạm Mẫn Trực. Lăng có một quy mô khá lớn, quanh có tường đá ong. Cổng vào lăng được ghép đá, hai bên là cặp chó đá canh cổng.
Sau cổng là khoảng sân rộng, hai bên sân có cặp voi đá lớn. Kế tiếp là hương án, sập thờ, đẳng thờ và một cổng nhỏ thông sang nơi đặt mộ phần. Hai nhà bia nằm ở hai bên. Cách bài trí này có một số nét tương đồng với lăng Phạm Đôn Nghị.
Các tác phẩm điêu khắc đá ở lăng Phạm Mẫn Trực cũng rất phong phú. Mặt ngoài hai nhà bia được tạc hình quan võ rất tinh xảo, được coi là những tác phẩm xuất sắc của nền nghệ thuật điêu khắc thời Hậu Lê.
Theo sử sách, Quận công Phạm Mẫn Trực là quan võ, từng làm trong đội tượng binh và tổng thái giám của triều đình vua Lê, chúa Trịnh. Sau khi mất, ông được an táng trong lăng mộ xây tại quê nhà ở Lại Yên. Sau ba thế kỷ tồn tại, lăng đã xuống cấp khá nặng và phải chống đỡ để không sụp đổ.
Lăng mộ đá cổ cuối cùng của làng Lại Yên là quan Đề đốc. Lăng được lập năm 1734, là nơi an nghỉ của Đề đốc Phạm Nguyễn Công (1685-1728), là tổng thái giám, tham đốc lĩnh đề đốc, ký thọ hầu, chỉ huy các đội tượng binh, bảo vệ biên giới phía tây vùng Thanh Nghệ Tĩnh.
Đây là lăng mộ bị xuống cấp nặng nề nhất trong ba lăng mộ đá Lại Yên. Sau những thăng trầm lịch sử, nhiều công trình của lăng đã mất mát. Trong nhiều thập niên, lăng bị bao phủ trong cây cỏ dại giữa một cánh đồng.
Ngày nay, các hạng mục chính của lăng là vòng thành bằng đá ong bao quanh mộ phần, bia đá và bài vị ở phía sau, phía trước có cặp chó đá, nghê đá, hương án... mang phong cách thời Hậu Lê, cũng là những nét kiến trúc đặc sắc nhất còn được lưu giữ.
Các tác phẩm điêu khắc đá ở hương án, bài vị, bia mộ... của lăng Đề Đốc cũng được thực hiện khá cầu kỳ. Hiện tại, lăng đang được trùng tu tôn tạo trên quy mô lớn.
Xem video: Kiến trúc cổ kinh thành Thăng Long.