Tất cả các loại tiền xu cổ được sử dụng trong suốt hai thiên niên kỷ ở Việt Nam đều có hình tròn với một lỗ vuông ở giữa. Tại sao lại có điều này? Ảnh: Chậu tiền chôn trong mộ Hán cổ ở Bắc Ninh, niên đại từ thế kỷ 2-3 SCN, hiện vật của Bảo tàng Lịch sử Quốc gia Việt Nam.Theo quan niệm xưa, hình tròn là tượng trưng cho bầu trời, mang tính dương, hình vuông tượng trưng cho mặt đất, mang tính âm. Tiền xu cổ cũng được gọi là tiền âm dương, có hình tròn với lỗ vuông ở giữa chính là tượng trưng cho sự giao hòa trời - đất, âm - dương, cội nguồn vạn vật.Trên khía cạnh Dịch học cổ đại, tạo hình tiền xu cổ còn tượng trưng cho quẻ Thái, quẻ số 11 trong Kinh Dịch. Quẻ này có Nội quái là Càn hay Thiên/Trời, Ngoại quái là Khôn hay Địa/Đất. Ý nghĩa chung của quẻ là trời đất giao hòa, những điều tốt lành sẽ đến.Có thể nói, qua những đồng xu được ban hành trong dân chúng, các triều đại phong kiến đã gửi gắm ước nguyện vũ trụ vận hành thuận tự nhiên, muôn vật sinh sôi này nở, thiên hạ thái bình, đời sống cư dân sung túc...Do ý nghĩa sâu xa ẩn chứa trong hình dạng của mình mà từ xa xưa, tiền xu đã là một vật phẩm phong thủy được sử dụng rộng rãi trong đời sống.Theo quan niệm dân gian, tiền âm dương được đặt đúng vị trí sẽ là yếu tố mang lại tài lộc cho gia chủ, hóa giải xung khắc, xua đuổi tà khí, cân bằng âm dương, duy trì thịnh vượng, ổn định tiền tài. Thậm chí nó còn được dùng trong thuật trấn yểm bí truyền của các đạo sĩ.Ngoài yếu tố phong thủy, lỗ vuông của tiền xu còn có một tính năng đặc biệt hữu dụng, đó là dùng để luồn dây xâu tiền thành chuỗi, tiện cho việc vận chuyển, quản lý, sử dụng, cất trữ... Nhiều xâu tiền còn nguyên vẹn đã được tìm thấy trong các cuộc khai quật khảo cổ ở Việt Nam.Một chi tiết ít người để ý là quanh lỗ vuông và vành tròn của đồng xu xưa luôn có đường viền nổi ở cả hai mặt. Điều này là để các chữ trên bề mặt đồng tiền bớt bị bào mòn theo thời gian, cũng như tránh việc đồng tiền bị dũa để ăn bớt vật liệu đồng.Trong hàng nghìn năm tồn tại của chế độ phong kiến khu vực Đông Á, hình dạng phong thủy đặc trưng của đồng xu không có nhiều thay đổi. Điều này phản ánh đức tin bền vững của các triều đại xưa vào quyền năng siêu nhiên của trời đất.Đến thời hiện đại, dù tiền âm dương không còn được lưu hành trong hệ thống tiền tệ, nó vẫn được sản xuất ở nhiều nơi để phục vụ cho mục đích tâm linh hoặc để làm đồ lưu niệm, đồ trang trí nội thất... Và hình dáng vẫn dựa trên những đồng xu có từ hàng nghìn năm trước. Mời quý độc giả xem video: Giải mã thông điệp ý nghĩa trống đồng Đông Sơn. Nguồn: Đài Phát thanh - Truyền hình Hà Nội.
Tất cả các loại tiền xu cổ được sử dụng trong suốt hai thiên niên kỷ ở Việt Nam đều có hình tròn với một lỗ vuông ở giữa. Tại sao lại có điều này? Ảnh: Chậu tiền chôn trong mộ Hán cổ ở Bắc Ninh, niên đại từ thế kỷ 2-3 SCN, hiện vật của Bảo tàng Lịch sử Quốc gia Việt Nam.
Theo quan niệm xưa, hình tròn là tượng trưng cho bầu trời, mang tính dương, hình vuông tượng trưng cho mặt đất, mang tính âm. Tiền xu cổ cũng được gọi là tiền âm dương, có hình tròn với lỗ vuông ở giữa chính là tượng trưng cho sự giao hòa trời - đất, âm - dương, cội nguồn vạn vật.
Trên khía cạnh Dịch học cổ đại, tạo hình tiền xu cổ còn tượng trưng cho quẻ Thái, quẻ số 11 trong Kinh Dịch. Quẻ này có Nội quái là Càn hay Thiên/Trời, Ngoại quái là Khôn hay Địa/Đất. Ý nghĩa chung của quẻ là trời đất giao hòa, những điều tốt lành sẽ đến.
Có thể nói, qua những đồng xu được ban hành trong dân chúng, các triều đại phong kiến đã gửi gắm ước nguyện vũ trụ vận hành thuận tự nhiên, muôn vật sinh sôi này nở, thiên hạ thái bình, đời sống cư dân sung túc...
Do ý nghĩa sâu xa ẩn chứa trong hình dạng của mình mà từ xa xưa, tiền xu đã là một vật phẩm phong thủy được sử dụng rộng rãi trong đời sống.
Theo quan niệm dân gian, tiền âm dương được đặt đúng vị trí sẽ là yếu tố mang lại tài lộc cho gia chủ, hóa giải xung khắc, xua đuổi tà khí, cân bằng âm dương, duy trì thịnh vượng, ổn định tiền tài. Thậm chí nó còn được dùng trong thuật trấn yểm bí truyền của các đạo sĩ.
Ngoài yếu tố phong thủy, lỗ vuông của tiền xu còn có một tính năng đặc biệt hữu dụng, đó là dùng để luồn dây xâu tiền thành chuỗi, tiện cho việc vận chuyển, quản lý, sử dụng, cất trữ... Nhiều xâu tiền còn nguyên vẹn đã được tìm thấy trong các cuộc khai quật khảo cổ ở Việt Nam.
Một chi tiết ít người để ý là quanh lỗ vuông và vành tròn của đồng xu xưa luôn có đường viền nổi ở cả hai mặt. Điều này là để các chữ trên bề mặt đồng tiền bớt bị bào mòn theo thời gian, cũng như tránh việc đồng tiền bị dũa để ăn bớt vật liệu đồng.
Trong hàng nghìn năm tồn tại của chế độ phong kiến khu vực Đông Á, hình dạng phong thủy đặc trưng của đồng xu không có nhiều thay đổi. Điều này phản ánh đức tin bền vững của các triều đại xưa vào quyền năng siêu nhiên của trời đất.
Đến thời hiện đại, dù tiền âm dương không còn được lưu hành trong hệ thống tiền tệ, nó vẫn được sản xuất ở nhiều nơi để phục vụ cho mục đích tâm linh hoặc để làm đồ lưu niệm, đồ trang trí nội thất... Và hình dáng vẫn dựa trên những đồng xu có từ hàng nghìn năm trước.
Mời quý độc giả xem video: Giải mã thông điệp ý nghĩa trống đồng Đông Sơn. Nguồn: Đài Phát thanh - Truyền hình Hà Nội.