Việc tôn vinh thờ cúng về vật linh nơi “sinh ra” con người hầu hết nhân loại đều có, nhưng riêng người Kinh Giao Chỉ mới có dòng lễ hội “Trò nhại” - nhại lại việc “lắp khít” nhau của Nõ Nường để sinh ra một đứa bé: Lấy đó làm bùa chú trừ đuổi tà ma, triệt tiêu hiểm họa bảo vệ sự yên bình cho xóm làng cùng mùa màng hoa trái gia súc. Vật linh này được thờ trong miếu Trò Trám, Tứ Xã (Lâm Thao, Phú Thọ), với bài Văn tế minh triết, ngợi ca vật linh là bậc Tổ phụ và Tổ mẫu.
Vật linh có đầy đủ các "phép thần thông"
Dòng lễ hội này lan tỏa khắp vùng Đông Nam Á (Bách Việt), có lãnh thổ từ bờ Nam sông Trường Giang đến tận các quần đảo phía Nam biển Đông. Trong bài Văn tế miếu Trò có nói đến việc thuở mới rời Gò Mun xuống xóm Trám: "Bồng lai hải đảo tiên nhân", hoặc "Hãn tai ngữ họa” tức là án ngữ ngăn chặn, hoặc miếu mạo anh linh van cổ như tân. Nghĩa là vật linh Nõ Nường có đầy đủ các phép thần thông linh nghiệm ngăn chặn và triệt tiêu tại họa cho cộng đồng.
Như vậy, vật linh trên thạp đồng Đào Thịnh là bùa chú bảo vệ hài cốt của vị Vua nằm trong mộ; cũng như trong chữ tổ có chữ thả. Chữ "thả" nguyên ý là chỉ bộ phận sinh thực của nam giới (tượng hình). Người Trung Quốc đời đời kiếp kiếp cúng tế nó, cho nên đã đem chữ "thị" có nghĩa là mô phỏng đàn tế trời (thờ cúng) ghép vào chữ "thả" biến thành chữ "tổ" (1): hoặc cũng ví như thần Siva của Ấn Độ tay trái cầm Linga đặt trên đầu gối, và nhìn đằng sau, cả pho tượng là trụ Linga – tức là Linh ga Yoni hợp thành (ảnh Thần Siva).
Trò Trám là tên gọi của địa phương, giới nghiên cứu gọi là Lễ hội phồn thực, chúng tôi gọi là lễ hội “Trò nhại” - Nõ Nường. Khi gọi lễ hội “trò nhại” Nõ Nường thì mới biểu đạt về phần tâm linh ma thuật của hai linh vật Nõ Nường: Lấy đó làm vật “hèm” bùa chú, để trù diệt tà ma, triệt tiêu hiểm họa, ngăn ngừa dịch bệnh cho con người và những của cải do con người tạo ra. Đó còn là dòng lễ hội vòng đời, với phút khởi nguyên, nên gọi là lễ “cầu đinh” (cầu con trai).
|
Vật linh trên thạp đồng Đào Thịnh. |
Nguồn gốc của dòng lễ hội trò nhại
Sự ra đời của dòng lễ hội “trò nhại” Nõ Nường là ở thời chưa có thuật ngữ giao phôi, mà nhận thức bằng con đường trực quan, thấy hai vật Nõ Nường “lắp khít” nhau, sau đó ở Nường sinh ra một đưa bé, mọi người hân hoan reo mừng chào đón. Nhưng rồi tai họa lại ập đến: Đứa bé ấy bị ốm đau lâu ngày và có chiều hướng dẫn đến cái chết. Mọi người lo lắng, xót xa mà đành bó tay.
Trước tình cảnh quẫn bách ấy, những bậc cao niên “Tiên triết” cho rằng: Chỉ nơi đã có khả năng kiệu sinh ra đứa bé ấy thì ở đó hẳn ở đó phải có linh nhiệm để cứu giúp đứa bé ấy qua khỏi cơn nguy biến. Đó là nguồn gốc của lễ hội “trò nhại” Nõ Nường “lắp khít” nhau - Nghĩa là “trò nhại” phải tiến hành đúng các động thái mà vật linh Nõ Nường đã từng tiến hành trong khi thụ thai đứa bé ấy: Lấy đó làm bùa chú, cứu chữa cho nó. Lễ hội “trò nhại” mới đầu có thể đơn giản, thô sơ, về sau được hoàn thiện hơn, cho nên hai tiếng “trò nhại” Nõ Nường vẫn còn truyền nối đến ngày nay trong lễ hội Trò Trám.
“Trò Trám” thì chữ “trò” là “trò nhại” còn chữ “trám” là rừng trám – tức là “trò nhại” Nõ Nường “lắp khít” nhau tiến hành ở trong rừng trám: Cây trám to, cao đặc sản của miền trung du nơi trú ngụ của ma quỷ, nó như cây gạo nơi trú ngụ của ma quỷ ở miền xuôi.
Đây là dòng lễ hội hèm tục bùa chú ma thuật, được hình thành từ buổi đầu sơ khai của nhận thức, đến thời điểm ra đời Nhà nước Văn Lang, được giới pháp sư, thù thủy, chiêm tinh thầy bói trong Triều đại Hùng Vương hoàn thiện, nâng cao thành giá trị tổng hợp mới, gọi là lễ hội Vòng đời ghi làm hoa văn trên Thần Đồng Ngọc Lũ.
“Trò nhại” được tiến hành một cách kính cẩn, nghiêm trang với lòng thành kính và niềm tin tuyệt đối, nhờ đó đã đem lại sự an lành cho dân tộc ta trong chiều dài lịch sử bốn ngàn năm tồn tại và phát triển. Đó là nguyên nhân khởi nguyên của lễ hội “Trò nhại”. Ý nghĩa hiệu nghiệm của vật “hèm” bùa chú là ở chỗ khi thực hiện lễ thức “Trò nhại” ấy thì phải được thụ thai một đứa bé, cho nên các bà đi hội có chửa là “Cá ao ai về ao ta ta được”, với các bà góa mà thụ thai thì càng tốt, đặc biệt các đôi nam nữ mà cô gái có chửa thì càng hiệu nghiệm hơn.
Những đứa bé sinh ra trong lễ tục hèm “Trò nhại” ấy, nó là của quý vật cưng là “bùa chú”: Triệt tiêu mọi hiểm họa, ốm đau, bệnh tật, gia súc mùa màng cây trái tốt tươi. Mọi người may mắn ăn nên làm ra Phúc –Lộc –Thọ -Khang cho cả làng. Lễ hội “trò nhại” được sinh ra ở thời điểm chưa có ngành Y tế và thuốc trừ sâu. Vì thế, nếu những người có chửa ngoài lễ “hèm” tục thì đứa bé ấy gọi là con “hoang” bị khinh rẻ, mẹ nó bị cạo trọc bôi vôi thả trôi sông. Lệ làng là thế, hèm tục là thế.
|
Thần Shiva. |
Tín ngưỡng nguyên thủy là bình minh của trí tuệ
Lễ hội “trò nhại” lắp khít nhau của Nõ Nường còn gọi là “múa mo” – tức là cầm dùi đục “phộc” vào mo nang diễn ra đầu xuân để làm bùa chú bảo vệ dân làng trong cả năm ấy, Nõ Nường còn biến thái thành bánh dầy bánh cuốn để ăn làm thuốc phòng bệnh và đem biếu các làng như lễ hội múa mo của làng Sơn Đồng, huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Đông cũ, nay thuộc thành phố Hà Nội, với câu ca dao: “Sơn Đồng có hội múa mo/Bánh dầy bánh cuốn đem cho các làng”.
Từ khi dân tộc ta giành lại được quyền tự chủ theo các tư liệu, tục “múa mo” còn được diễn ra trong cung đình Hoa lư: Vua Lê Đại Hành sau yến tiệc còn xuống sân Rồng múa mo với quần thần, hoặc ở triều đình nhà Trần ở Thăng Long trong yến tiệc có người đội mo nang chỉ huy uống rượu. Việc múa mo của hai vương triều ấy là để diệt trừ mọi hiểm họa, bởi hai triều đó nhân nhân gọi là tranh ngôi của hai triều trước. Song việc làm đó bị sử thần Ngô Sĩ Liên trong Đại Việt sử toàn thư phê rằng: “Sau này trong yến tiệc có người đội mo nang, cầm dùi làm tửu lệnh thì lại càng thô bỉ lắm”.
Việc nghiên cứu là phải hiểu được nguồn gốc và giá trị của một dòng lễ hội mang tính minh triết đó. Nhưng đáng tiếc là ngày nay người ta hễ thấy lễ hội “trò nhại” hoặc vật linh biểu tượng Nõ Nường thì gọi là “phồn thực” và giao phối. Kiểu nhận thức nông cạn như thế đã làm triệt tiêu một hệ thống văn hóa tư tưởng của dân tộc mà Tổ tiên của chúng ta đã dày công sáng tạo nên, biểu trương uy quyền của vua Hùng - Bức thông điệp gửi lại cho hậu thế.
Hàng loạt biểu tượng Nõ Nường “lắp khít” nhau, không chỉ đặt ở nơi linh thiêng thờ cúng, mà còn đặt mọi nơi, mọi chốn, chỗ lấy nước ăn, ao hồ nơi tắm giặt, vùng rừng núi nơi săn bắt muông thú; người ta còn ký thác bằng các hiện vật “tảng đá”, “hòn kê” khắp mọi nơi, mọi chốn, kể cả các trụ đá nhô lên ngoài biển và trong đất liền như “đá ông Chồng bà Chồng” (Sầm Sơn, Thanh Hóa). Khi ký thác tư tưởng Nõ Nường “lắp khít” nhau vào các hiện vật ấy là người ta đã luyện thần chú, hô thần nhập tượng. Từ giờ phút ấy tảng đá được mang tinh thần của Nõ Nường “lắp khít” nhau sẽ trở thành vị “thần” như cột mốc - (giới tâm linh gọi là “ông Mốc”): Nhận lệnh của Thần hoàng làng ra chôn chân ở vị trí địa giới của hai, hoặc ba làng: Một tấc không đi một li không rời, canh giữ ruộng đất, hoa mầu của làng; Cột mốc (ông Mốc) của quốc gia cũng thế.