Như thông lệ, cứ 8h sáng chủ nhật hàng tuần là đội bay gồm hơn 100 thành viên của CLB Hàng không phía Bắc lại tập hợp tại sân bay Gia Lâm để đọ độ "khủng".Máy bay mô hình ở đây gồm có hai loại: trực thăng và cánh bằng. Trực thăng thường đắt hơn khá nhiều so với các loại khác. Hiện, ở Việt Nam không có bán sẵn các loại máy bay này nên người chơi thường phải đặt mua từ Đài Loan, Nhật Bản... Hầu hết các tay chơi chuyên nghiệp đều phải chi hàng nghìn USD để đặt mua linh kiện ở nước ngoài về và tự tay lắp đặt.Có lẽ vì vậy họ xem những chiếc máy bay này như những đứa con cưng của mình.Đây là chiếc máy bay của một tay chơi người Đài Loan, máy bay có chiều dài khoảng 2 m, sải cánh 2,5 m, vỏ được làm bằng gỗ bansa của Nam Mỹ, bay cao được hơn 100 m, điều khiển 4 chiều, động cơ 2 kỳ, 50 cm3. Đây là chiếc duy nhất có khả năng đứng được tại chỗ trên không giống như trực thăng. Mỗi máy bay sử dụng một loại nhiên liệu khác nhau. Có chiếc dùng xăng A92 pha dầu, chiếc chạy bằng cồn, điện, dầu đỏ... Độ tiêu hao nhiên liệu cũng tùy thuộc vào từng chiếc.Với một chiếc helicopter, một lít nitro bay được khoảng 7 phút. Không chỉ mê máy bay, dân chơi còn mê cả xe đua mô hình, có mức giá không kém cạnh máy bay mô hình là mấy. Nhiều dân chơi cho biết: Để chơi thành thạo loại máy bay này không hề dễ dàng, điều khiển không giỏi, hay thiếu kinh nghiệm dễ làm máy bay bị rơi và gãy hỏng các bộ phận. Tiền thay thế cho mỗi chi tiết tính bằng triệu đồng.Hầu như mỗi thành viên trong CLB Hàng không phía Bắc đều sở hữu 5 đến 7 chiếc máy báy khác nhau. Bộ sưu tập khủng nhất của một thành viên lên đến 15 chiếc. Tuy nhiên, ngày thường họ chỉ mang những chiếc có giá khoảng vài chục triệu ra tập còn những chiếc đắt giá đến vài trăm triệu phải đến những dipj đặc biệt mới lộ diện.
Như thông lệ, cứ 8h sáng chủ nhật hàng tuần là đội bay gồm hơn 100 thành viên của CLB Hàng không phía Bắc lại tập hợp tại sân bay Gia Lâm để đọ độ "khủng".
Máy bay mô hình ở đây gồm có hai loại: trực thăng và cánh bằng. Trực thăng thường đắt hơn khá nhiều so với các loại khác.
Hiện, ở Việt Nam không có bán sẵn các loại máy bay này nên người chơi thường phải đặt mua từ Đài Loan, Nhật Bản...
Hầu hết các tay chơi chuyên nghiệp đều phải chi hàng nghìn USD để đặt mua linh kiện ở nước ngoài về và tự tay lắp đặt.
Có lẽ vì vậy họ xem những chiếc máy bay này như những đứa con cưng của mình.
Đây là chiếc máy bay của một tay chơi người Đài Loan, máy bay có chiều dài khoảng 2 m, sải cánh 2,5 m, vỏ được làm bằng gỗ bansa của Nam Mỹ, bay cao được hơn 100 m, điều khiển 4 chiều, động cơ 2 kỳ, 50 cm3.
Đây là chiếc duy nhất có khả năng đứng được tại chỗ trên không giống như trực thăng.
Mỗi máy bay sử dụng một loại nhiên liệu khác nhau. Có chiếc dùng xăng A92 pha dầu, chiếc chạy bằng cồn, điện, dầu đỏ...
Độ tiêu hao nhiên liệu cũng tùy thuộc vào từng chiếc.Với một chiếc helicopter, một lít nitro bay được khoảng 7 phút.
Không chỉ mê máy bay, dân chơi còn mê cả xe đua mô hình, có mức giá không kém cạnh máy bay mô hình là mấy.
Nhiều dân chơi cho biết: Để chơi thành thạo loại máy bay này không hề dễ dàng, điều khiển không giỏi, hay thiếu kinh nghiệm dễ làm máy bay bị rơi và gãy hỏng các bộ phận. Tiền thay thế cho mỗi chi tiết tính bằng triệu đồng.
Hầu như mỗi thành viên trong CLB Hàng không phía Bắc đều sở hữu 5 đến 7 chiếc máy báy khác nhau. Bộ sưu tập khủng nhất của một thành viên lên đến 15 chiếc.
Tuy nhiên, ngày thường họ chỉ mang những chiếc có giá khoảng vài chục triệu ra tập còn những chiếc đắt giá đến vài trăm triệu phải đến những dipj đặc biệt mới lộ diện.