Về Bản Cám, xã Nam Mẫu, huyện Ba Bể (Bắc Kạn) hỏi thăm anh Đồng Văn Chiêm (SN 1983) dân tộc Tày thì bà con ai cũng biết. Tuổi đời còn khá trẻ, nhưng anh Chiêm đang là chủ sở hữu đàn trâu, bò lên đến gần 50 con, trị giá tiền tỷ.Hiện, trang trại anh Chiêm đang nuôi 7 con trâu và 40 con bò, tính sơ sơ cũng trị giá bạc tỷ. Tuy nuôi trâu, bò với số lượng lớn, nhưng tỷ phú nuôi trâu bò này rất nhàn nhã. Đàn trâu, bò của anh ngày nào cũng tự đi kiếm ăn từ sáng tới chiều no bụng rồi cũng tự về chuồng mà không cần người chăn dắt. Ảnh minh họa.Ở vùng Tứ giác Long Xuyên (Kiên Giang) có một nông dân từ nhỏ chuyên đi chăn trâu mướn nay đã có trong tay cả một trang trại trâu, bò, giá trị lên đến cả tỷ đồng. Anh nông dân đó chính là Đoàn Văn Liêm, ở ấp Khánh Hòa, xã Tân Khánh Hòa, huyện Giang Thành – Kiên Giang.Có sẵn vốn trong tay, cứ mỗi năm anh Liêm lại tậu thêm một đến hai cặp trâu. Đến nay, anh Liêm đã có trong tay trên 50 con trâu, 15 con nghé và 50 con bò, trong đó có 10 cặp trâu xịn chuyên đi cày, kéo thuê.Nhiều năm gắn bó với trâu bò nên anh Liêm rất có kinh nghiệm trong việc chăm sóc, vỗ béo trâu. Những con qua tay anh chỉ một vài tháng là khỏe mạnh đủ sức đi cày bừa. Trung bình, một năm tỷ phú nuôi trâu này xuất chuồng bán trâu một lần, trừ hết chi phí phần lãi còn trên 550 triệu đồng.Vợ chồng anh Nguyễn Văn Tiến - chị Ngô Thị Hải là chủ nhân của đàn trâu gần 20 con, sống ở tổ 22 cụm Nha, phường Long Biên, quận Long Biên, Hà Nội. Trong đàn trâu, con to nhất cỡ 5 tạ, con lớn bù con nhỏ áng chừng giá trị đàn trâu khoảng hơn 4 tỉ đồng. Ảnh: Chị Ngô Thị Hải bên con trâu được nuôi từ năm 1993.Đàn trâu của vợ chồng anh Tiến - chị Hải hiện có 189 con, hàng ngày được chăn thả bởi 4 người dọc bờ bãi sông Hồng, nơi có bãi cỏ xanh tốt là nguồn thức ăn tự nhiên dồi dào.Nhìn đàn trâu thuộc loại "khủng" này ít ai ngờ, vào năm 1993 anh Tiến - chị Hải đã phải đi vay lãi 1,8 triệu đồng để mua 1 con trâu với mục đích chỉ để cày thuê kiếm sống qua ngày. Bằng đôi bàn tay tần tảo của chị Hải, được phụ giúp bởi tính cách mạnh mẽ từ anh Tiến, hai vợ chồng cố gắng chăn thả rồi tích cóp mua dần để gây dựng đàn trâu.Nhiều người không tin nổi giữa Thủ đô phồn hoa, nhộn nhịp và đông đúc lại có một chàng thanh niên sở hữu đàn trâu "khủng" với tổng giá trị 1,5 tỷ đồng và kiếm được bội tiền từ những mảnh đất bỏ hoang. Đó là anh Nguyễn Đình Thiện (sinh năm 1987, quê Yên Nghĩa, Hà Đông, Hà Nội).Tận dụng mảnh đất bỏ hoang sau khi nhà nước thu hồi, đền bù, anh Thiện mạnh dạn đầu tư, cai thầu với diện tích lên tới 200 ha để chăn nuôi trâu. Với 6 năm kinh nghiệm nuôi trâu kết hợp với những lời truyền dạy trong dân gian, giờ đây anh Thiện mạnh dạn mở rộng nuôi trâu lấy thịt, làm giống và nuôi cả trâu chọi.Mỗi năm anh xuất chuồng từ 20 đến 30 con trâu, cung cấp thực phẩm và làm giống nuôi cho bà con các tỉnh Hòa Bình và Cao Bằng. Việc nuôi trâu cho anh thu nhập tới 800 triệu/năm và tổng giá trị đàn trâu anh Thiện hiện có lên tới 1,5 tỷ đồng.Từ việc dắt trâu, bò thuê, nay anh Đỗ Xuân Tăng, ở thôn Đầm, xã Cẩm Quý, Cẩm Thủy, Thanh Hóa đã trở thành tỷ phú chăn nuôi với trang trại gần 200 con trâu bò.Anh Tăng cho hay, trang trại của anh đi cả ngày cũng không hết, nên để tiện cho việc chăn thả, anh đào hào, rào thép gai xung quanh. Anh đang thuê 4 công nhân chăn trâu, bò. Sáng thả, chiều tối lên núi đuổi trâu, bò về. Đồng cỏ bao la xanh mướt, nên con nào cũng béo tròn. Ảnh minh họa.Anh Thò Bá Vừ, chàng trai dân tộc Mông mới 30 tuổi đã trở thành tỷ phú trẻ ở Quế Phong, Nghệ An nhờ việc chăn nuôi gia súc. Hiện, anh Vừ có tổng đàn gia súc hơn 200 con, trong đó trâu bò 100 con, dê, ngựa 100 con. Nhờ chăn nuôi giỏi, gia đình Vừ có nguồn thu nhập từ 450-500 triệu đồng/năm.Tỷ phú nuôi bò Lê Thanh Tâm ở Phú Thuận (xã Mỹ Sơn, Ninh Sơn, Ninh Thuận): Nhờ có kinh nghiệm từ những ngày chăn bò thuê, anh Tâm đã phát triển đàn bò lên tới 130-170 con; đàn dê, cừu 300 con. Cùng với việc phát triển chăn nuôi, anh còn bán bò thịt, bò giống để vỗ béo và sinh sản. Từ việc chăn nuôi gia súc và kinh doanh giết mổ, anh đã tạo công ăn việc làm ổn định cho 20 lao động trong vùng với mức lương từ 3,5-4 triệu đồng/người/tháng.
Về Bản Cám, xã Nam Mẫu, huyện Ba Bể (Bắc Kạn) hỏi thăm anh Đồng Văn Chiêm (SN 1983) dân tộc Tày thì bà con ai cũng biết. Tuổi đời còn khá trẻ, nhưng anh Chiêm đang là chủ sở hữu đàn trâu, bò lên đến gần 50 con, trị giá tiền tỷ.
Hiện, trang trại anh Chiêm đang nuôi 7 con trâu và 40 con bò, tính sơ sơ cũng trị giá bạc tỷ. Tuy nuôi trâu, bò với số lượng lớn, nhưng tỷ phú nuôi trâu bò này rất nhàn nhã. Đàn trâu, bò của anh ngày nào cũng tự đi kiếm ăn từ sáng tới chiều no bụng rồi cũng tự về chuồng mà không cần người chăn dắt. Ảnh minh họa.
Ở vùng Tứ giác Long Xuyên (Kiên Giang) có một nông dân từ nhỏ chuyên đi chăn trâu mướn nay đã có trong tay cả một trang trại trâu, bò, giá trị lên đến cả tỷ đồng. Anh nông dân đó chính là Đoàn Văn Liêm, ở ấp Khánh Hòa, xã Tân Khánh Hòa, huyện Giang Thành – Kiên Giang.
Có sẵn vốn trong tay, cứ mỗi năm anh Liêm lại tậu thêm một đến hai cặp trâu. Đến nay, anh Liêm đã có trong tay trên 50 con trâu, 15 con nghé và 50 con bò, trong đó có 10 cặp trâu xịn chuyên đi cày, kéo thuê.
Nhiều năm gắn bó với trâu bò nên anh Liêm rất có kinh nghiệm trong việc chăm sóc, vỗ béo trâu. Những con qua tay anh chỉ một vài tháng là khỏe mạnh đủ sức đi cày bừa. Trung bình, một năm tỷ phú nuôi trâu này xuất chuồng bán trâu một lần, trừ hết chi phí phần lãi còn trên 550 triệu đồng.
Vợ chồng anh Nguyễn Văn Tiến - chị Ngô Thị Hải là chủ nhân của đàn trâu gần 20 con, sống ở tổ 22 cụm Nha, phường Long Biên, quận Long Biên, Hà Nội. Trong đàn trâu, con to nhất cỡ 5 tạ, con lớn bù con nhỏ áng chừng giá trị đàn trâu khoảng hơn 4 tỉ đồng. Ảnh: Chị Ngô Thị Hải bên con trâu được nuôi từ năm 1993.
Đàn trâu của vợ chồng anh Tiến - chị Hải hiện có 189 con, hàng ngày được chăn thả bởi 4 người dọc bờ bãi sông Hồng, nơi có bãi cỏ xanh tốt là nguồn thức ăn tự nhiên dồi dào.
Nhìn đàn trâu thuộc loại "khủng" này ít ai ngờ, vào năm 1993 anh Tiến - chị Hải đã phải đi vay lãi 1,8 triệu đồng để mua 1 con trâu với mục đích chỉ để cày thuê kiếm sống qua ngày. Bằng đôi bàn tay tần tảo của chị Hải, được phụ giúp bởi tính cách mạnh mẽ từ anh Tiến, hai vợ chồng cố gắng chăn thả rồi tích cóp mua dần để gây dựng đàn trâu.
Nhiều người không tin nổi giữa Thủ đô phồn hoa, nhộn nhịp và đông đúc lại có một chàng thanh niên sở hữu đàn trâu "khủng" với tổng giá trị 1,5 tỷ đồng và kiếm được bội tiền từ những mảnh đất bỏ hoang. Đó là anh Nguyễn Đình Thiện (sinh năm 1987, quê Yên Nghĩa, Hà Đông, Hà Nội).
Tận dụng mảnh đất bỏ hoang sau khi nhà nước thu hồi, đền bù, anh Thiện mạnh dạn đầu tư, cai thầu với diện tích lên tới 200 ha để chăn nuôi trâu. Với 6 năm kinh nghiệm nuôi trâu kết hợp với những lời truyền dạy trong dân gian, giờ đây anh Thiện mạnh dạn mở rộng nuôi trâu lấy thịt, làm giống và nuôi cả trâu chọi.
Mỗi năm anh xuất chuồng từ 20 đến 30 con trâu, cung cấp thực phẩm và làm giống nuôi cho bà con các tỉnh Hòa Bình và Cao Bằng. Việc nuôi trâu cho anh thu nhập tới 800 triệu/năm và tổng giá trị đàn trâu anh Thiện hiện có lên tới 1,5 tỷ đồng.
Từ việc dắt trâu, bò thuê, nay anh Đỗ Xuân Tăng, ở thôn Đầm, xã Cẩm Quý, Cẩm Thủy, Thanh Hóa đã trở thành tỷ phú chăn nuôi với trang trại gần 200 con trâu bò.
Anh Tăng cho hay, trang trại của anh đi cả ngày cũng không hết, nên để tiện cho việc chăn thả, anh đào hào, rào thép gai xung quanh. Anh đang thuê 4 công nhân chăn trâu, bò. Sáng thả, chiều tối lên núi đuổi trâu, bò về. Đồng cỏ bao la xanh mướt, nên con nào cũng béo tròn. Ảnh minh họa.
Anh Thò Bá Vừ, chàng trai dân tộc Mông mới 30 tuổi đã trở thành tỷ phú trẻ ở Quế Phong, Nghệ An nhờ việc chăn nuôi gia súc. Hiện, anh Vừ có tổng đàn gia súc hơn 200 con, trong đó trâu bò 100 con, dê, ngựa 100 con. Nhờ chăn nuôi giỏi, gia đình Vừ có nguồn thu nhập từ 450-500 triệu đồng/năm.
Tỷ phú nuôi bò Lê Thanh Tâm ở Phú Thuận (xã Mỹ Sơn, Ninh Sơn, Ninh Thuận): Nhờ có kinh nghiệm từ những ngày chăn bò thuê, anh Tâm đã phát triển đàn bò lên tới 130-170 con; đàn dê, cừu 300 con. Cùng với việc phát triển chăn nuôi, anh còn bán bò thịt, bò giống để vỗ béo và sinh sản. Từ việc chăn nuôi gia súc và kinh doanh giết mổ, anh đã tạo công ăn việc làm ổn định cho 20 lao động trong vùng với mức lương từ 3,5-4 triệu đồng/người/tháng.