Ông Trịnh Văn Quyết (ảnh), Chủ tịch tập đoàn FLC hiện có tài sản quy đổi lên tới 22.674 tỷ đồng và là tỷ phú đô la thứ 2 trên thị trường chứng khoán Việt Nam, sau ông Phạm Nhật Vượng – Chủ tịch Tập đoàn Vingroup (giá trị tài sản cổ phiếu quy đổi trị giá 31.000 tỷ đồng). Ảnh: FLC.Theo cơ cấu tài sản trên sàn của 2 tỷ phú này, ông Phạm Nhật Vượng đang nắm duy nhất cổ phiếu của VIC, với tỷ lệ 27,45%. Trong khi đó, ông Quyết giữ cổ phần tại cả FLC và ROS (Công ty cổ phần xây dựng Faros), bao gồm 14,59% vốn tại FLC và 65,01% vốn của ROS. Ảnh: Tỷ phú Phạm Nhật Vượng (nguồn: Forbes).Tỷ phú Trịnh Văn Quyết có được vị trí như ngày hôm nay là nhờ đam mê kinh doanh và sớm lăn lộn trên thương trường cùng nghề luật sư đã giúp ông sớm thành công. Tập đoàn FLC do ông Trịnh Văn Quyết làm Chủ tịch HĐQT sở hữu nhiều khu đất vàng tại vị trí đắc địa tại Thủ đô cũng như các tỉnh thành trên cả nước. Ảnh: Vneconomy.Bỏ ra số tiền 2.344 tỷ đồng trong thương vụ mua gần 100 triệu cổ phiếu ROS của CTCP Xây dựng Foros đã khiến ông chủ Tập đoàn FLC (FLC) Trịnh Văn Quyết trở thành cổ đông lớn nhất của công ty xây dựng này. Cũng nhờ thương vụ đặc biệt này, ông Quyết trở thành người giàu thứ 2 trên sàn chứng khoán Việt, sau tỷ phú Phạm Nhật Vượng. Ảnh: Hanoimoi.Cái tên Trịnh Văn Quyết, FLC nổi lên như cồn trong mấy năm gần đây nhờ các thương vụ lớn trong làng bất động sản Việt. Ảnh: Baodautu.FLC được thành lập từ năm 2008 với số vốn điều lệ là 18 tỷ đồng. Năm 2011 thì FLC được niêm yết trên sàn chứng khoán Việt. Doanh nghiệp địa ốc này sở hữu nhiều khu đất vàng tại Thủ đô và một số tỉnh, thành phố khác. Các dự án của FLC tập trung vào 3 lĩnh vực chính: nhà ở, khách sạn - resort và dự án thương mại - dịch vụ. Ảnh: Danviet.Tên tuổi của FLC và ông Quyết được biết đến nhiều kể từ dự án FLC The Landmark Tower và thương vụ đổi chủ ngoạn mục của khu đất vàng 36 Phạm Hùng. Đây là một công trình có dấu ấn lớn trong sự phát triển của FLC cũng như đại gia Trịnh Văn Quyết.Ngoài ra, FLC còn đầu tư vào mảng bất động sản nghỉ dưỡng. Trong hai năm qua, FLC đã xây dựng những quần thể nghỉ dưỡng quy mô lớn và sân golf 5 sao như sân golf FLC Quy Nhơn. Ảnh: Laodong.Theo thống kê sơ bộ, hiện FLC đã và đang phát triển 6 quần thể khu nghỉ dưỡng ở 6 tỉnh thành khác nhau mà tập đoàn này đã công bố. Tổng quỹ đất để phát triển ước chừng khoảng 4.124 ha, khoảng 3.600 phòng khách sạn và hàng nghìn căn biệt thự nghỉ dưỡng. Tổng mức đầu tư đăng ký lên tới 30.000 tỷ đồng. Trong hình là FLC Resort Sầm Sơn (nguồn: FLC). Tuy phát triển nhanh nhưng tập đoàn này cùng cá nhân chủ tịch Trịnh Văn Quyết cũng dính một số sai phạm liên quan đến xây dựng dự án, nhà ở gây lùm xùm báo chí và dư luận thời gian qua.Kín đáo, bí ẩn có lẽ là hai từ phù hợp để miêu tả về vị tỷ phú Phạm Nhật Vượng. Nhiều năm liên tiếp ông đã là đại diện Việt Nam duy nhất lọt vào danh sách bình chọn của tạp chí danh tiếng Forbes nhưng báo chí lại có rất ít thông tin về đại gia này. Ảnh: Zing.Trong giới bất động sản, tập đoàn Vingroup của tỷ phú Phạm Nhật Vượng là cái tên ai cũng biết tới với những dự án khủng, cao cấp như Times City, Royal City hay bất động sản nghỉ dưỡng cao cấp Vinpearl Resort hay Vinpearl Luxury. Ảnh: Zing.Ngoài ra năm 2014, Vingroup còn lấn sân sang lĩnh vực bán lẻ khi mua lại chuỗi siêu thị Ocean Mart hay siêu thị 79 của Alphanam.Tập đoàn Vingroup của tỷ phú Phạm Nhật Vượng còn gia nhập lĩnh vực nông nghiệp với thương hiệu VinEco. Mục tiêu của VinEco là cung cấp nguồn thực phẩm sạch, an toàn, tiến tới việc đưa một số nông sản thế mạnh Việt Nam ra thế giới. Ảnh: Vietq.Chuỗi siêu thị VinMart và cửa hàng tiện ích VinMart+ của tập đoàn này khai trương ở nhiều địa điểm trắc địa trên cả nước. Tính đến nay, số lượng siêu thị VinMart và VinMart+ đã bùng nổ với hàng ngàn cửa hàng trên toàn quốc. Ảnh: Vietq.
Ông Trịnh Văn Quyết (ảnh), Chủ tịch tập đoàn FLC hiện có tài sản quy đổi lên tới 22.674 tỷ đồng và là tỷ phú đô la thứ 2 trên thị trường chứng khoán Việt Nam, sau ông Phạm Nhật Vượng – Chủ tịch Tập đoàn Vingroup (giá trị tài sản cổ phiếu quy đổi trị giá 31.000 tỷ đồng). Ảnh: FLC.
Theo cơ cấu tài sản trên sàn của 2 tỷ phú này, ông Phạm Nhật Vượng đang nắm duy nhất cổ phiếu của VIC, với tỷ lệ 27,45%. Trong khi đó, ông Quyết giữ cổ phần tại cả FLC và ROS (Công ty cổ phần xây dựng Faros), bao gồm 14,59% vốn tại FLC và 65,01% vốn của ROS. Ảnh: Tỷ phú Phạm Nhật Vượng (nguồn: Forbes).
Tỷ phú Trịnh Văn Quyết có được vị trí như ngày hôm nay là nhờ đam mê kinh doanh và sớm lăn lộn trên thương trường cùng nghề luật sư đã giúp ông sớm thành công. Tập đoàn FLC do ông Trịnh Văn Quyết làm Chủ tịch HĐQT sở hữu nhiều khu đất vàng tại vị trí đắc địa tại Thủ đô cũng như các tỉnh thành trên cả nước. Ảnh: Vneconomy.
Bỏ ra số tiền 2.344 tỷ đồng trong thương vụ mua gần 100 triệu cổ phiếu ROS của CTCP Xây dựng Foros đã khiến ông chủ Tập đoàn FLC (FLC) Trịnh Văn Quyết trở thành cổ đông lớn nhất của công ty xây dựng này. Cũng nhờ thương vụ đặc biệt này, ông Quyết trở thành người giàu thứ 2 trên sàn chứng khoán Việt, sau tỷ phú Phạm Nhật Vượng. Ảnh: Hanoimoi.
Cái tên Trịnh Văn Quyết, FLC nổi lên như cồn trong mấy năm gần đây nhờ các thương vụ lớn trong làng bất động sản Việt. Ảnh: Baodautu.
FLC được thành lập từ năm 2008 với số vốn điều lệ là 18 tỷ đồng. Năm 2011 thì FLC được niêm yết trên sàn chứng khoán Việt. Doanh nghiệp địa ốc này sở hữu nhiều khu đất vàng tại Thủ đô và một số tỉnh, thành phố khác. Các dự án của FLC tập trung vào 3 lĩnh vực chính: nhà ở, khách sạn - resort và dự án thương mại - dịch vụ. Ảnh: Danviet.
Tên tuổi của FLC và ông Quyết được biết đến nhiều kể từ dự án FLC The Landmark Tower và thương vụ đổi chủ ngoạn mục của khu đất vàng 36 Phạm Hùng. Đây là một công trình có dấu ấn lớn trong sự phát triển của FLC cũng như đại gia Trịnh Văn Quyết.
Ngoài ra, FLC còn đầu tư vào mảng bất động sản nghỉ dưỡng. Trong hai năm qua, FLC đã xây dựng những quần thể nghỉ dưỡng quy mô lớn và sân golf 5 sao như sân golf FLC Quy Nhơn. Ảnh: Laodong.
Theo thống kê sơ bộ, hiện FLC đã và đang phát triển 6 quần thể khu nghỉ dưỡng ở 6 tỉnh thành khác nhau mà tập đoàn này đã công bố. Tổng quỹ đất để phát triển ước chừng khoảng 4.124 ha, khoảng 3.600 phòng khách sạn và hàng nghìn căn biệt thự nghỉ dưỡng. Tổng mức đầu tư đăng ký lên tới 30.000 tỷ đồng. Trong hình là FLC Resort Sầm Sơn (nguồn: FLC). Tuy phát triển nhanh nhưng tập đoàn này cùng cá nhân chủ tịch Trịnh Văn Quyết cũng dính một số sai phạm liên quan đến xây dựng dự án, nhà ở gây lùm xùm báo chí và dư luận thời gian qua.
Kín đáo, bí ẩn có lẽ là hai từ phù hợp để miêu tả về vị tỷ phú Phạm Nhật Vượng. Nhiều năm liên tiếp ông đã là đại diện Việt Nam duy nhất lọt vào danh sách bình chọn của tạp chí danh tiếng Forbes nhưng báo chí lại có rất ít thông tin về đại gia này. Ảnh: Zing.
Trong giới bất động sản, tập đoàn Vingroup của tỷ phú Phạm Nhật Vượng là cái tên ai cũng biết tới với những dự án khủng, cao cấp như Times City, Royal City hay bất động sản nghỉ dưỡng cao cấp Vinpearl Resort hay Vinpearl Luxury. Ảnh: Zing.
Ngoài ra năm 2014, Vingroup còn lấn sân sang lĩnh vực bán lẻ khi mua lại chuỗi siêu thị Ocean Mart hay siêu thị 79 của Alphanam.
Tập đoàn Vingroup của tỷ phú Phạm Nhật Vượng còn gia nhập lĩnh vực nông nghiệp với thương hiệu VinEco. Mục tiêu của VinEco là cung cấp nguồn thực phẩm sạch, an toàn, tiến tới việc đưa một số nông sản thế mạnh Việt Nam ra thế giới. Ảnh: Vietq.
Chuỗi siêu thị VinMart và cửa hàng tiện ích VinMart+ của tập đoàn này khai trương ở nhiều địa điểm trắc địa trên cả nước. Tính đến nay, số lượng siêu thị VinMart và VinMart+ đã bùng nổ với hàng ngàn cửa hàng trên toàn quốc. Ảnh: Vietq.