Mới đây, người dân tại xã Minh Hợp, huyện Quỳ Hợp (tỉnh Nghệ An) không ngừng bàn tán về việc đại gia Nguyễn Văn C. (sinh năm 1954) bỏ 3,5 tỷ đồng để xây dựng lăng mộ cho chính mình sau khi tạ thế. Kiến trúc của khu lăng mộ mô phỏng lăng mộ của vua chúa thời xưa ở cung đình Huế. Lăng mộ của ông C. được làm chủ yếu bằng chất liệu đá trắng, với 2 cổng vào, mỗi bên cổng khắc 2 hàng chữ Nôm và hình ảnh 2 con voi chầu, rồng phục. Ông C. là người điều hành công ty chuyên khai thác khoáng sản, được liệt vào diện ăn nên làm ra bậc nhất trên địa bàn huyện Quỳ Hợp. Cách đây 7 năm, vị đại gia này cũng thể hiện sự "khác người" khi vận động công nhân và người dân trên địa bàn để đưa cậu con trai khi đó mới 21 tuổi ra ứng cử đại biểu dân cử nhưng bất thành. Trước đó, người dân Hải Phòng cũng xôn xao về khu lăng mộ triệu đô, rộng 3.000 m2 của đại gia Vũ Hồng K. (quận Kiến An, TP Hải Phòng). Khu lăng mộ được xây dựng trong 5 năm với bản thiết kế của 3 anh em họa sĩ cùng sự làm việc cần mẫn của hàng trăm thợ lành nghề. Để xây dựng khu lăng mộ này, ông K. nhiều lần vào khu vực núi Nhồi, Thanh Hóa để tự tay chọn những khối đá đẹp nhất, đắt nhất. Cổng vào lăng mộ được dựng bằng 2 cột đá đen, mái cổng là một tấm đá đen lớn. Nhiều người ở tỉnh Hòa Bình cũng từng nói về một vị đại gia xây sẵn khu mộ chờ ướp xác mình. Đó là ông Nguyễn Công Đức, được biết đến với biệt danh "Đức gấu". Theo ông Đức, ý định ướp xác xuất hiện vào năm 1999. Hầm mộ được khởi công từ năm 2000 và hoàn thiện năm 2006. Công trình nhằm hướng Tây Bắc, số bậc thang dẫn lên hầm mộ được các pháp sư tính toán cẩn thận. Ông Đức từng có những chuyến chu du hàng tháng trời tới Ai Cập, Ấn Độ, Trung Quốc tốn hàng chục ngàn đô để vào các bảo tàng, trung tâm nghiên cứu xác người để học hỏi kinh nghiệm.
Ông Đức cũng vào tận núi Bà Đen (tỉnh Tây Ninh) - nơi tìm thấy xác người còn nguyên vẹn để tìm hiểu địa chất, tìm mua tinh dầu Cổ Am, Gù Hương để tẩm xác. Ông Đức cũng tới Ninh Thuận nhiều lần để đặt mua than trai - một loại than rất hiếm đốt từ thân cây trai, một loài cây chỉ mọc ở Ninh Thuận, trồng chục năm nhưng thân cây chỉ bằng cổ chân. Trong công viên nghĩa trang Sơn trang tiên cảnh tọa lạc tại xã Trường Hòa, huyện Hòa Thành, tỉnh Tây Ninh, một đại gia đã bạo tay chi 8 tỷ đồng để xây lăng mộ cho mình. Danh tính vị đại gia này được đồn đại là kinh doanh trong ngành bất động sản. Vị đại gia chơi trội này mua hẳn một khu đất rộng hơn 100 m2 dành để xây huyệt mộ theo kiến trúc dạng gia tộc hào hoa. Cũng trong nghĩa trang này, bà T.K.P (SN 1946, ngụ quận Tân Phú, TP HCM), cũng từng mua đất để xây sẵn huyệt mộ cho mình khi an nghỉ. Bà P. là đại gia từng gây xôn xao dư luận với cái chết đột ngột, để lại 1.000 tỷ đồng. Bề ngoài, ngay trước nhà mồ của bà P. là một vườn hoa, cây cảnh được cắt tỉa gọn gàng. Mái vòm của nhà mồ thiết kế theo kiểu đình nghỉ mát mái gối thủy tinh nhã lệ, kiểu nhà khí thế sang trọng, lăng mộ khắc đá giả cổ đầy phong cách nghệ thuật.
Mới đây, người dân tại xã Minh Hợp, huyện Quỳ Hợp (tỉnh Nghệ An) không ngừng bàn tán về việc đại gia Nguyễn Văn C. (sinh năm 1954) bỏ 3,5 tỷ đồng để xây dựng lăng mộ cho chính mình sau khi tạ thế.
Kiến trúc của khu lăng mộ mô phỏng lăng mộ của vua chúa thời xưa ở cung đình Huế. Lăng mộ của ông C. được làm chủ yếu bằng chất liệu đá trắng, với 2 cổng vào, mỗi bên cổng khắc 2 hàng chữ Nôm và hình ảnh 2 con voi chầu, rồng phục.
Ông C. là người điều hành công ty chuyên khai thác khoáng sản, được liệt vào diện ăn nên làm ra bậc nhất trên địa bàn huyện Quỳ Hợp. Cách đây 7 năm, vị đại gia này cũng thể hiện sự "khác người" khi vận động công nhân và người dân trên địa bàn để đưa cậu con trai khi đó mới 21 tuổi ra ứng cử đại biểu dân cử nhưng bất thành.
Trước đó, người dân Hải Phòng cũng xôn xao về khu lăng mộ triệu đô, rộng 3.000 m2 của đại gia Vũ Hồng K. (quận Kiến An, TP Hải Phòng).
Khu lăng mộ được xây dựng trong 5 năm với bản thiết kế của 3 anh em họa sĩ cùng sự làm việc cần mẫn của hàng trăm thợ lành nghề.
Để xây dựng khu lăng mộ này, ông K. nhiều lần vào khu vực núi Nhồi, Thanh Hóa để tự tay chọn những khối đá đẹp nhất, đắt nhất. Cổng vào lăng mộ được dựng bằng 2 cột đá đen, mái cổng là một tấm đá đen lớn.
Nhiều người ở tỉnh Hòa Bình cũng từng nói về một vị đại gia xây sẵn khu mộ chờ ướp xác mình. Đó là ông Nguyễn Công Đức, được biết đến với biệt danh "Đức gấu". Theo ông Đức, ý định ướp xác xuất hiện vào năm 1999. Hầm mộ được khởi công từ năm 2000 và hoàn thiện năm 2006.
Công trình nhằm hướng Tây Bắc, số bậc thang dẫn lên hầm mộ được các pháp sư tính toán cẩn thận. Ông Đức từng có những chuyến chu du hàng tháng trời tới Ai Cập, Ấn Độ, Trung Quốc tốn hàng chục ngàn đô để vào các bảo tàng, trung tâm nghiên cứu xác người để học hỏi kinh nghiệm.
Ông Đức cũng vào tận núi Bà Đen (tỉnh Tây Ninh) - nơi tìm thấy xác người còn nguyên vẹn để tìm hiểu địa chất, tìm mua tinh dầu Cổ Am, Gù Hương để tẩm xác. Ông Đức cũng tới Ninh Thuận nhiều lần để đặt mua than trai - một loại than rất hiếm đốt từ thân cây trai, một loài cây chỉ mọc ở Ninh Thuận, trồng chục năm nhưng thân cây chỉ bằng cổ chân.
Trong công viên nghĩa trang Sơn trang tiên cảnh tọa lạc tại xã Trường Hòa, huyện Hòa Thành, tỉnh Tây Ninh, một đại gia đã bạo tay chi 8 tỷ đồng để xây lăng mộ cho mình.
Danh tính vị đại gia này được đồn đại là kinh doanh trong ngành bất động sản. Vị đại gia chơi trội này mua hẳn một khu đất rộng hơn 100 m2 dành để xây huyệt mộ theo kiến trúc dạng gia tộc hào hoa.
Cũng trong nghĩa trang này, bà T.K.P (SN 1946, ngụ quận Tân Phú, TP HCM), cũng từng mua đất để xây sẵn huyệt mộ cho mình khi an nghỉ. Bà P. là đại gia từng gây xôn xao dư luận với cái chết đột ngột, để lại 1.000 tỷ đồng.
Bề ngoài, ngay trước nhà mồ của bà P. là một vườn hoa, cây cảnh được cắt tỉa gọn gàng. Mái vòm của nhà mồ thiết kế theo kiểu đình nghỉ mát mái gối thủy tinh nhã lệ, kiểu nhà khí thế sang trọng, lăng mộ khắc đá giả cổ đầy phong cách nghệ thuật.