"Hải đồ cổ" là cái tên quen thuộc đối với người dân Hải Phòng. Người ta nói nhiều về ông với những mỹ từ như "vua đồ cổ", "đại tỷ phú", "đại gia đất Cảng"... Nhiều người nghĩ rằng "Hải đồ cổ" sống trong nhung lụa, biệt thự xa hoa, với thói ăn chơi "khác người", nhưng ít ai biết "ông trùm" của hàng vạn đồ gốm, sứ dát vàng cao cấp kia vẫn dùng điện thoại Nokia chưa đầy 2 triệu đồng, ở căn nhà 3 tầng tường vôi loang lổ. Tên thật của "Hải đồ cổ" là Bùi Xuân Hải. Ngoại trừ cặp kính gọng vàng thì trên người ông toàn đồ màu trắng. Đời ông đã có 4 lần vào tù ra tội. Tất cả đều là án kinh tế. Ngồi "bóc lịch" chẳng phải vì ông đi lừa đảo thiên hạ mà lần thì vỡ nợ do cơ chế tài chính bất cập, lần thì những tham vọng trong chiến lược làm ăn... vượt quá xa "khuôn" luật của xã hội đương thời. Không những được lưu truyền như giai thoại về độ giàu có thủa xưa, "Hải đồ cổ" còn nổi danh với những ý tưởng táo bạo, khác người. Từ việc xây dựng khu "Tiểu Đồ Sơn" lừng lẫy một thời, đến việc viết "huyết tâm thư" gửi Chủ tịch nước để biến Việt Nam thành cường quốc trong vòng 30 năm nữa. Cuối năm 2011, "Hải đồ cổ" còn khiến dư luận choáng váng với việc trình làng bộ gốm sứ dát vàng vô cùng đẹp mắt. Đã từng có trong tay 3 tấn vàng nhưng vì làm ăn thất bại cộng với nhiều lần "bóc lịch" trong tù mà "Hải đồ cổ" bây giờ chỉ có tài sản "khiêm tốn". Giờ đây, gia sản của ông chỉ còn là khu đất hoang rộng chừng một hecta mà ông đấu tranh mãi mới giữ lại được. Cùng với đó là xưởng sản xuất gốm sứ cao cấp. Quy trình làm gốm của "Hải đồ cổ" khá đơn giản. Đất được mua ở Hải Dương, Bát Tràng và nhập từ nước ngoài. Sau khi phân loại đất, thợ sẽ tạo hình ấm chén, bát đĩa rồi chạm trổ, đưa vào sơ nung và tráng men. Nếu làm ra hàng trắng, hàng bạch định thì vẽ toàn vàng, còn không thì vẽ sứ hoàn kim, vẽ xanh trắng rồi nung ở 1.300 độ để gốm tự động lên màu. Còn với gốm dát vàng, sau khi tạo hình bát đĩa, nhúng men thì vẽ vàng và nung 800 độ. Ông Hải cho hay, thông thường gốm vẽ vàng có tuổi thọ 8 năm mới bị nhạt màu. Ông Hải cho biết: "Kỹ thuật dát vàng này tôi đã nghiên cứu hơn 20 năm, đảm bảo độ sáng bóng và không bị bào mòn theo thời gian. Với kỹ thuật này, tôi kỳ vọng sẽ sử dụng để "dát vàng" nhiều công trình lớn ở Việt Nam sau này, đảm bảo sẽ không thua kém bất kỳ đất nước nào trên thế giới, thậm chí còn bền đẹp và ít tốn kém hơn nhiều". Tượng phật bà là tác phẩm "Hải đồ cổ" yêu thích nhất Ở đất Thủy Nguyên, Hải Phòng, người ta cũng biết đến cái tên Vũ Văn Miện, đại gia hiện đang sở hữu cây cảnh gần giống "siêu cây triệu đô" - Mâm xôi con gà. Vũ Văn Miện là đại gia kinh doanh than đất Thủy Nguyên, mới "vào ngạch cây" từ năm 2010 nhưng là người "mạnh tay" dám chi tiền với những cây cảnh già, đẹp mà ông được người ta mách bảo.
Trong những năm qua, số tiền mà đại gia này đầu tư vào cây cảnh cũng lên tới gần 20 tỷ đồng để đổi lấy chừng 6 - 7 chục tác phẩm cây cảnh. Cây cảnh "nặng ký" nhất trong vườn cây tiền tỷ của ông Miện hiện đang có giá 3 - 4 tỷ đồng; cây thấp nhất giá cũng vài trăm triệu.
"Hải đồ cổ" là cái tên quen thuộc đối với người dân Hải Phòng. Người ta nói nhiều về ông với những mỹ từ như "vua đồ cổ", "đại tỷ phú", "đại gia đất Cảng"...
Nhiều người nghĩ rằng "Hải đồ cổ" sống trong nhung lụa, biệt thự xa hoa, với thói ăn chơi "khác người", nhưng ít ai biết "ông trùm" của hàng vạn đồ gốm, sứ dát vàng cao cấp kia vẫn dùng điện thoại Nokia chưa đầy 2 triệu đồng, ở căn nhà 3 tầng tường vôi loang lổ.
Tên thật của "Hải đồ cổ" là Bùi Xuân Hải. Ngoại trừ cặp kính gọng vàng thì trên người ông toàn đồ màu trắng. Đời ông đã có 4 lần vào tù ra tội. Tất cả đều là án kinh tế. Ngồi "bóc lịch" chẳng phải vì ông đi lừa đảo thiên hạ mà lần thì vỡ nợ do cơ chế tài chính bất cập, lần thì những tham vọng trong chiến lược làm ăn... vượt quá xa "khuôn" luật của xã hội đương thời.
Không những được lưu truyền như giai thoại về độ giàu có thủa xưa, "Hải đồ cổ" còn nổi danh với những ý tưởng táo bạo, khác người. Từ việc xây dựng khu "Tiểu Đồ Sơn" lừng lẫy một thời, đến việc viết "huyết tâm thư" gửi Chủ tịch nước để biến Việt Nam thành cường quốc trong vòng 30 năm nữa. Cuối năm 2011, "Hải đồ cổ" còn khiến dư luận choáng váng với việc trình làng bộ gốm sứ dát vàng vô cùng đẹp mắt.
Đã từng có trong tay 3 tấn vàng nhưng vì làm ăn thất bại cộng với nhiều lần "bóc lịch" trong tù mà "Hải đồ cổ" bây giờ chỉ có tài sản "khiêm tốn". Giờ đây, gia sản của ông chỉ còn là khu đất hoang rộng chừng một hecta mà ông đấu tranh mãi mới giữ lại được. Cùng với đó là xưởng sản xuất gốm sứ cao cấp.
Quy trình làm gốm của "Hải đồ cổ" khá đơn giản. Đất được mua ở Hải Dương, Bát Tràng và nhập từ nước ngoài. Sau khi phân loại đất, thợ sẽ tạo hình ấm chén, bát đĩa rồi chạm trổ, đưa vào sơ nung và tráng men. Nếu làm ra hàng trắng, hàng bạch định thì vẽ toàn vàng, còn không thì vẽ sứ hoàn kim, vẽ xanh trắng rồi nung ở 1.300 độ để gốm tự động lên màu.
Còn với gốm dát vàng, sau khi tạo hình bát đĩa, nhúng men thì vẽ vàng và nung 800 độ. Ông Hải cho hay, thông thường gốm vẽ vàng có tuổi thọ 8 năm mới bị nhạt màu.
Ông Hải cho biết: "Kỹ thuật dát vàng này tôi đã nghiên cứu hơn 20 năm, đảm bảo độ sáng bóng và không bị bào mòn theo thời gian. Với kỹ thuật này, tôi kỳ vọng sẽ sử dụng để "dát vàng" nhiều công trình lớn ở Việt Nam sau này, đảm bảo sẽ không thua kém bất kỳ đất nước nào trên thế giới, thậm chí còn bền đẹp và ít tốn kém hơn nhiều".
Tượng phật bà là tác phẩm "Hải đồ cổ" yêu thích nhất
Ở đất Thủy Nguyên, Hải Phòng, người ta cũng biết đến cái tên Vũ Văn Miện, đại gia hiện đang sở hữu cây cảnh gần giống "siêu cây triệu đô" - Mâm xôi con gà.
Vũ Văn Miện là đại gia kinh doanh than đất Thủy Nguyên, mới "vào ngạch cây" từ năm 2010 nhưng là người "mạnh tay" dám chi tiền với những cây cảnh già, đẹp mà ông được người ta mách bảo.
Trong những năm qua, số tiền mà đại gia này đầu tư vào cây cảnh cũng lên tới gần 20 tỷ đồng để đổi lấy chừng 6 - 7 chục tác phẩm cây cảnh. Cây cảnh "nặng ký" nhất trong vườn cây tiền tỷ của ông Miện hiện đang có giá 3 - 4 tỷ đồng; cây thấp nhất giá cũng vài trăm triệu.