1968: Chuột máy tính đầu tiên được chính thức giới thiệu. Tháng 12/1968, một nhà khoa học ít tiếng tăm đến từ Viện nghiên cứu Stanford khiến những người tham gia hội thảo ở San Francisco (Mỹ) phải ngỡ ngàng khi ông thuyết trình về đàm thoại hình và thứ gì đó gọi là "con chuột". Nhà nghiên cứu đó chính là Doug Engelbart, cha đẻ của chuột máy tính. Những năm 1960, Engelbart phát triển công cụ với vỏ bằng gỗ bao quanh hai bánh xe kim loại. Đây được xem là tiền thân của con chuột máy tính được sử dụng rộng rãi hiện nay. Các phiên bản đầu tiên của chuột có vỏ gỗ với 3 nút bấm vì nó chỉ đủ chỗ cho 3 nút, nhưng Engelbart tin rằng phải có 10 nút mới thực hiện đủ hết các chức năng. Roger Bates, một nhà thiết kế phần cứng thuộc Viện SRI, cho hay tên "con chuột" được đưa ra để tương xứng với tên của con trỏ. Khi đó, con trỏ được gọi là CAT (mèo) nhưng ông Bates không thể nhớ CAT viết tắt của cụm từ gì.
1968: Máy chơi game console hoàn chỉnh đầu tiên được giới thiệu. Hệ máy chơi game đầu tiên trên thế giới có tên gọi Magnavox Odyssey được công bố lần đầu tiên vào tháng 4/1972 và phát hành chính thức ra thị trường vào tháng 8 năm đó. Đây là hệ máy chơi game thương mại đầu tiên trên thế giới do nhà thiết kế lừng danh Ralph Baer sáng chế. Ông đã bắt đầu công việc nghiên cứu của mình vào năm 1966. Và chỉ sau 2 năm, vào năm 1968, nhà thiết kế này đã cho thế giới chiêm ngưỡng hệ máy chơi game mô hình đầu tiên của mình có tên gọi Box Brown, nhưng về tính năng thì Box Brown còn quá thô sơ và chưa đủ tiêu chuẩn để đưa ra thị trường lưu hành. Hiện tại sản phẩm này đang được trưng bày tại viện Smithsonian tại Bảo tàng lịch sử quốc gia Mỹ.
1980: Game Pacman lần đầu tiên xuất hiện. Ngày 22/5/1980, Pac-Man, một biểu tượng video game đã ra mắt trong thế giới trò chơi arcade (máy chơi điện tử "xèng") của Nhật Bản. Pac-Man do hãng Namco Limited, một nhà phát triền và sản xuất video game hàng đầu Nhật Bản phát hành. Nhân vật Pac-Man được lấy cảm hứng từ bánh pizza. Trong một cuộc phỏng vấn với tạp chí Time, "cha đẻ" của Pac-Man, Toru Iwatani cho biết,ông đã lấy một lát bánh pizza và nhận thấy chiếc bánh còn lại trông giống như một nhân vật. Pac-Man là trò chơi thành công nhất của hệ máy arcade. Theo tổ chức Kỷ lục Thế giới Guinness, hơn 293.000 máy chơi Pac-Man được xây dựng và lắp đặt trên toàn thế giới từ năm 1981 đến năm 1987. Kể từ khi ra mắt, trò chơi này đã ước tính được chơi khoảng 10 tỷ lần. Điểm số cao nhất của trò chơi này là 3.333.360 do người chơi Billy Mitchell ở Hollywood, Florida (Mỹ) ghi được vào ngày 3/7/1999 ở bàn chơi 255.
2004: Oracle hoàn tất thương vụ mua lại PeopleSoft. Sau rất nhiều "nhùng nhằng", tranh cãi và kiện tụng, đến tháng 12/2004, Oracle cũng đã hoàn tất thương vụ mua lại công ty đối thủ PeopleSoft với giá 10,3 tỷ USD. Trước đó, Oracle công bố rằng PeopleSoft trị đã đồng ý một thỏa thuận trị giá 26,50 USD trên mỗi cổ phiếu, tức là cao hơn so với "giá thầu cuối cùng" của Oracle là 24 USD. Sau 18 tháng "chiến đấu", PeopleSoft đã đạt được thỏa thuận dành "đất sống" cho những công ty đang sử dụng phần mềm của hãng lúc bấy giờ. PeopleSoft cho biết hai công ty đã trải qua rất nhiều vụ kiện tụng, tranh chấp liên quan đến vụ sáp nhập và đã rút toàn bộ đơn kiện sau khi thương vụ hoàn tất. Ngoài chiến đấu với PeopleSoft, Oracle đã phải chiến đấu với Sở Tư pháp, các nhà quản lý ở châu Âu và nhiều nhóm cổ đông khác nhau để chiến thắng PeopleSoft. Cuộc chiến này cũng khiến cựu CEO PeopleSoft, ông Craig Conway, mất chức. Thương vụ này đã tạo nên một động lực lớn cho cả thị trường phàn mềm và mang đến nhiều doanh thu cho Oracle.
2004: Google chào bán cổ phiếu công khai (IPO) lần đầu tiên. Gã khổng lồ tìm kiếm Internet Google đã đệ trình hồ sơ IPO lên Ủy ban chứng khoán Mỹ vào tháng 4/2004. Nhà băng Morgan Stanley và Credit Suisse First Boston được lựa chọn để đứng ra tiến hành và giám sát đợt IPO của hãng. Theo hãng tin AP, đợt IPO này giúp Google thu về 1,2 tỷ USD và đưa giá trị của công ty lên 23 tỷ USD. Đây là thương vụ IPO lớn nhất đối với một công ty Internet ở Mỹ ở thời điểm đó. Giá một cổ phiếu khởi điểm ở con số 85 USD nhưng sau ngay đầu tiên, cổ phiếu của Google đã đạt mức 100 USD trong phiên mở cửa và đóng cửa ở mức 100,34 USD. Hiện tại, Google có giá trị vào khoảng 187,83 tỷ USD.
2004: Virus Mydoom làm các chuyên gia bảo mật "thất kinh". Vào ngày 26/1/2004, virus "Mydoom" (còn được gọi là "Novarg hoặc "Shimgapi") đã xuất hiện trong hình dáng của "một cơn bão virus" nguy hiểm theo đúng nghĩa của nó. Theo thống kê của các công ty diệt virus, cứ trong 9 e-mail trên toàn cầu thì lại có một bị nhiễm virus "Mydoom", đủ thấy sự nguy hiểm của loại virus này. "Mydoom" gây ra tình trạng tích nghẽn đường truyền và được lập trình để tấn công vào website của Microsoft. Sau 2 tuần kể từ khi xuất hiện, hơn 1 triệu máy tính trên thế giới đã bị nhiễm virus Mydoom. Bất chấp các nỗ lực ngăn chặn, con sâu này vẫn thản nhiên tung hoành và trở thành một trong những virus lây nhanh nhất trong lịch sử máy tính tại nhiều nước, trong đó có Việt Nam.
1968: Chuột máy tính đầu tiên được chính thức giới thiệu. Tháng 12/1968, một nhà khoa học ít tiếng tăm đến từ Viện nghiên cứu Stanford khiến những người tham gia hội thảo ở San Francisco (Mỹ) phải ngỡ ngàng khi ông thuyết trình về đàm thoại hình và thứ gì đó gọi là "con chuột". Nhà nghiên cứu đó chính là Doug Engelbart, cha đẻ của chuột máy tính. Những năm 1960, Engelbart phát triển công cụ với vỏ bằng gỗ bao quanh hai bánh xe kim loại. Đây được xem là tiền thân của con chuột máy tính được sử dụng rộng rãi hiện nay. Các phiên bản đầu tiên của chuột có vỏ gỗ với 3 nút bấm vì nó chỉ đủ chỗ cho 3 nút, nhưng Engelbart tin rằng phải có 10 nút mới thực hiện đủ hết các chức năng. Roger Bates, một nhà thiết kế phần cứng thuộc Viện SRI, cho hay tên "con chuột" được đưa ra để tương xứng với tên của con trỏ. Khi đó, con trỏ được gọi là CAT (mèo) nhưng ông Bates không thể nhớ CAT viết tắt của cụm từ gì.
1968: Máy chơi game console hoàn chỉnh đầu tiên được giới thiệu. Hệ máy chơi game đầu tiên trên thế giới có tên gọi Magnavox Odyssey được công bố lần đầu tiên vào tháng 4/1972 và phát hành chính thức ra thị trường vào tháng 8 năm đó. Đây là hệ máy chơi game thương mại đầu tiên trên thế giới do nhà thiết kế lừng danh Ralph Baer sáng chế. Ông đã bắt đầu công việc nghiên cứu của mình vào năm 1966. Và chỉ sau 2 năm, vào năm 1968, nhà thiết kế này đã cho thế giới chiêm ngưỡng hệ máy chơi game mô hình đầu tiên của mình có tên gọi Box Brown, nhưng về tính năng thì Box Brown còn quá thô sơ và chưa đủ tiêu chuẩn để đưa ra thị trường lưu hành. Hiện tại sản phẩm này đang được trưng bày tại viện Smithsonian tại Bảo tàng lịch sử quốc gia Mỹ.
1980: Game Pacman lần đầu tiên xuất hiện. Ngày 22/5/1980, Pac-Man, một biểu tượng video game đã ra mắt trong thế giới trò chơi arcade (máy chơi điện tử "xèng") của Nhật Bản. Pac-Man do hãng Namco Limited, một nhà phát triền và sản xuất video game hàng đầu Nhật Bản phát hành. Nhân vật Pac-Man được lấy cảm hứng từ bánh pizza. Trong một cuộc phỏng vấn với tạp chí Time, "cha đẻ" của Pac-Man, Toru Iwatani cho biết,ông đã lấy một lát bánh pizza và nhận thấy chiếc bánh còn lại trông giống như một nhân vật. Pac-Man là trò chơi thành công nhất của hệ máy arcade. Theo tổ chức Kỷ lục Thế giới Guinness, hơn 293.000 máy chơi Pac-Man được xây dựng và lắp đặt trên toàn thế giới từ năm 1981 đến năm 1987. Kể từ khi ra mắt, trò chơi này đã ước tính được chơi khoảng 10 tỷ lần. Điểm số cao nhất của trò chơi này là 3.333.360 do người chơi Billy Mitchell ở Hollywood, Florida (Mỹ) ghi được vào ngày 3/7/1999 ở bàn chơi 255.
2004: Oracle hoàn tất thương vụ mua lại PeopleSoft. Sau rất nhiều "nhùng nhằng", tranh cãi và kiện tụng, đến tháng 12/2004, Oracle cũng đã hoàn tất thương vụ mua lại công ty đối thủ PeopleSoft với giá 10,3 tỷ USD. Trước đó, Oracle công bố rằng PeopleSoft trị đã đồng ý một thỏa thuận trị giá 26,50 USD trên mỗi cổ phiếu, tức là cao hơn so với "giá thầu cuối cùng" của Oracle là 24 USD. Sau 18 tháng "chiến đấu", PeopleSoft đã đạt được thỏa thuận dành "đất sống" cho những công ty đang sử dụng phần mềm của hãng lúc bấy giờ. PeopleSoft cho biết hai công ty đã trải qua rất nhiều vụ kiện tụng, tranh chấp liên quan đến vụ sáp nhập và đã rút toàn bộ đơn kiện sau khi thương vụ hoàn tất. Ngoài chiến đấu với PeopleSoft, Oracle đã phải chiến đấu với Sở Tư pháp, các nhà quản lý ở châu Âu và nhiều nhóm cổ đông khác nhau để chiến thắng PeopleSoft. Cuộc chiến này cũng khiến cựu CEO PeopleSoft, ông Craig Conway, mất chức. Thương vụ này đã tạo nên một động lực lớn cho cả thị trường phàn mềm và mang đến nhiều doanh thu cho Oracle.
2004: Google chào bán cổ phiếu công khai (IPO) lần đầu tiên. Gã khổng lồ tìm kiếm Internet Google đã đệ trình hồ sơ IPO lên Ủy ban chứng khoán Mỹ vào tháng 4/2004. Nhà băng Morgan Stanley và Credit Suisse First Boston được lựa chọn để đứng ra tiến hành và giám sát đợt IPO của hãng. Theo hãng tin AP, đợt IPO này giúp Google thu về 1,2 tỷ USD và đưa giá trị của công ty lên 23 tỷ USD. Đây là thương vụ IPO lớn nhất đối với một công ty Internet ở Mỹ ở thời điểm đó. Giá một cổ phiếu khởi điểm ở con số 85 USD nhưng sau ngay đầu tiên, cổ phiếu của Google đã đạt mức 100 USD trong phiên mở cửa và đóng cửa ở mức 100,34 USD. Hiện tại, Google có giá trị vào khoảng 187,83 tỷ USD.
2004: Virus Mydoom làm các chuyên gia bảo mật "thất kinh". Vào ngày 26/1/2004, virus "Mydoom" (còn được gọi là "Novarg hoặc "Shimgapi") đã xuất hiện trong hình dáng của "một cơn bão virus" nguy hiểm theo đúng nghĩa của nó. Theo thống kê của các công ty diệt virus, cứ trong 9 e-mail trên toàn cầu thì lại có một bị nhiễm virus "Mydoom", đủ thấy sự nguy hiểm của loại virus này. "Mydoom" gây ra tình trạng tích nghẽn đường truyền và được lập trình để tấn công vào website của Microsoft. Sau 2 tuần kể từ khi xuất hiện, hơn 1 triệu máy tính trên thế giới đã bị nhiễm virus Mydoom. Bất chấp các nỗ lực ngăn chặn, con sâu này vẫn thản nhiên tung hoành và trở thành một trong những virus lây nhanh nhất trong lịch sử máy tính tại nhiều nước, trong đó có Việt Nam.