Theo thông tin từ nhóm nghiên cứu dẫn đầu bởi nhà sinh vật học Regis Ferriere từ Đại học Arizona (Mỹ), tàu thăm dò Cassini-Huygens từng lao qua một làn hơi nước mặn phun lên từ mặt trăng sao Thổ Enceladus.Làn hơi nước đó có thể chứa dấu hiệu trực tiếp của sự sống ngoài hành tinh. Các nhà khoa học cho rằng lượng khí methane dồi dào trong hỗn hợp hơi nước phun trúng tàu vũ trụ này chính là sản phẩm của các "methanogens", tức các vi sinh vật "ăn" khí dihydro và thải ra methane.Methanogens là một nhóm vi sinh vật rất dồi dào trên Trái đất, ẩn mình cả ở những nơi khó sống nhất hành tinh. Nếu điều này đúng sự thật, mặt trăng sao Thổ Enceladus sẽ thực sự có những dạng sự sống rất giống với Trái đất.Sau khi nghiên cứu, các nhà khoa học cho biết methane của Enceladus quả thật sinh ra bởi các quá trình địa hóa. Đây là điều kiện dồi dào để nuôi sống các sinh vật sơ khai tương tự vi khuẩn cổ đại của Trái đất.Nhóm nghiên cứu khẳng định công trình không giúp khẳng định đại dương ngầm của Enceladus có sự sống, nhưng chỉ ra bằng chứng cho thấy thứ đã phun ồ ạt vào Cassini khi nó bay ngang rất có thể mang bằng chứng về sự sống ngoài hành tinh.Nhiều nhà khoa học coi Enceladus là một trong những nơi hứa hẹn nhất để tìm kiếm dấu vết sự sống trong hệ Mặt Trời. Năm 2005, các nhà khoa học lần đầu tiên phát hiện Enceladus phun những luồng hơi và hạt băng từ nơi nghi là đại dương ngầm ẩn dưới một lớp vỏ băng dày.Trước đó nhiều nghiên cứu đã cho thấy băng xuất hiện ở nửa bắc của mặt trăng Enceladus, một trong những nơi tiềm năng nhất hệ Mặt Trời để tìm kiếm sự sống.Trước đó, những vằn hổ ma quái đã được phát hiện ở cực Nam của hành tinh, nơi hơi nước và băng từ đại dương ngầm liên tục phun lên. Điều này cho thấy hiện tượng giống ở cực Nam đã từng xảy ra ra cách đây không lâu, trước khi bề mặt được tái tạo lại.Quá trình tái tạo này phải do các tia băng hoặc do sự chuyển động dần dần của băng qua các vết đứt gãy trong lớp vỏ - bằng chứng sống động cho cái gọi là "hoạt động địa chất".Từ lâu, hoạt động địa chất đã được coi là điều kiện cần thiết để một thiên thể có thể nuôi dưỡng sự sống. Hầu hết các hành tinh trong Hệ Mặt Trời đã "chết", tức ngừng hoạt động địa chất.Hiện tại chỉ có Trái Đất và mặt trăng Io của Sao Mộc được xác định là còn hoạt động địa chất, nhưng mặt trăng Io có hoạt động "quá khích" – sự phun trào liên tục của hàng trăm núi lửa – nên không sống được.Mặt trăng Enceladus vốn đã được xác nhận sở hữu đại dương rộng lớn có hệ thống thủy nhiệt giống Trái đất sơ khai, đủ ấm áp vì được bảo vệ bởi vỏ băng dày, nên hoạt động địa chất giống như một mảnh ghép "vàng" làm tăng khả năng sống được của hành tinh.Mời các bạn xem video: Phi hành gia NASA làm rơi gương ngoài vũ trụ. Nguồn: VTV
Theo thông tin từ nhóm nghiên cứu dẫn đầu bởi nhà sinh vật học Regis Ferriere từ Đại học Arizona (Mỹ), tàu thăm dò Cassini-Huygens từng lao qua một làn hơi nước mặn phun lên từ mặt trăng sao Thổ Enceladus.
Làn hơi nước đó có thể chứa dấu hiệu trực tiếp của sự sống ngoài hành tinh. Các nhà khoa học cho rằng lượng khí methane dồi dào trong hỗn hợp hơi nước phun trúng tàu vũ trụ này chính là sản phẩm của các "methanogens", tức các vi sinh vật "ăn" khí dihydro và thải ra methane.
Methanogens là một nhóm vi sinh vật rất dồi dào trên Trái đất, ẩn mình cả ở những nơi khó sống nhất hành tinh. Nếu điều này đúng sự thật, mặt trăng sao Thổ Enceladus sẽ thực sự có những dạng sự sống rất giống với Trái đất.
Sau khi nghiên cứu, các nhà khoa học cho biết methane của Enceladus quả thật sinh ra bởi các quá trình địa hóa. Đây là điều kiện dồi dào để nuôi sống các sinh vật sơ khai tương tự vi khuẩn cổ đại của Trái đất.
Nhóm nghiên cứu khẳng định công trình không giúp khẳng định đại dương ngầm của Enceladus có sự sống, nhưng chỉ ra bằng chứng cho thấy thứ đã phun ồ ạt vào Cassini khi nó bay ngang rất có thể mang bằng chứng về sự sống ngoài hành tinh.
Nhiều nhà khoa học coi Enceladus là một trong những nơi hứa hẹn nhất để tìm kiếm dấu vết sự sống trong hệ Mặt Trời. Năm 2005, các nhà khoa học lần đầu tiên phát hiện Enceladus phun những luồng hơi và hạt băng từ nơi nghi là đại dương ngầm ẩn dưới một lớp vỏ băng dày.
Trước đó nhiều nghiên cứu đã cho thấy băng xuất hiện ở nửa bắc của mặt trăng Enceladus, một trong những nơi tiềm năng nhất hệ Mặt Trời để tìm kiếm sự sống.
Trước đó, những vằn hổ ma quái đã được phát hiện ở cực Nam của hành tinh, nơi hơi nước và băng từ đại dương ngầm liên tục phun lên. Điều này cho thấy hiện tượng giống ở cực Nam đã từng xảy ra ra cách đây không lâu, trước khi bề mặt được tái tạo lại.
Quá trình tái tạo này phải do các tia băng hoặc do sự chuyển động dần dần của băng qua các vết đứt gãy trong lớp vỏ - bằng chứng sống động cho cái gọi là "hoạt động địa chất".
Từ lâu, hoạt động địa chất đã được coi là điều kiện cần thiết để một thiên thể có thể nuôi dưỡng sự sống. Hầu hết các hành tinh trong Hệ Mặt Trời đã "chết", tức ngừng hoạt động địa chất.
Hiện tại chỉ có Trái Đất và mặt trăng Io của Sao Mộc được xác định là còn hoạt động địa chất, nhưng mặt trăng Io có hoạt động "quá khích" – sự phun trào liên tục của hàng trăm núi lửa – nên không sống được.
Mặt trăng Enceladus vốn đã được xác nhận sở hữu đại dương rộng lớn có hệ thống thủy nhiệt giống Trái đất sơ khai, đủ ấm áp vì được bảo vệ bởi vỏ băng dày, nên hoạt động địa chất giống như một mảnh ghép "vàng" làm tăng khả năng sống được của hành tinh.