Sơn chống nóng còn được gọi là sơn cách nhiệt. Sơn có cấu tạo gồm lớp sơn lỏng, lớp màu, lớp keo dính và đăc biệt là lớp chất tạo màng.Chất tạo màng này được liên kết với phụ gia phản quang có cấu trúc tinh thể sắp nếp, tạo thành thể đồng nhất vừa kết dính lên bề mặt. Cấu tạo này giúp sơn chịu được nhiệt độ cao mà không bong tróc rạn nứt, đặc biệt là khả năng phản lại ánh sáng mặt trời từ đó cách nhiệt cho ngôi nhà.Sơn chống nắng thường được sơn trên những bề mặt tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời như mái tôn, tường ngoại thất, sân thượng…Theo như lời quảng cáo của nhiều hãng sơn chống nóng, loại sơn này có thể giảm từ 13 - 26 độ C cho một công trình.Tuy nhiên, nhiều người sử dụng cho biết thực tế sử dụng không đạt được như thế, có công trình chỉ giảm được 4-5 độ C.Lý giải điều này, các chuyên gia cho biết, hiệu quả giảm nhiệt cao hay thấp tùy thuộc vào chất lượng sơn. Có loại chống nóng tốt, loại ít hơn, thậm chí có loại, không khác gì sơn thông thường.Ngoài ra, mức độ giảm nhiệt thực tế còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Đầu tiên là độ dày của sơn, sơn càng dày thì chống nóng càng tốt, giúp giảm nhiệt sâu. Vì thế, muốn giảm nhiệt tốt, phải sơn 2-3 lớp.Một yếu tố nữa là đặc điểm của công trình. Ví dụ, mái nhà mái càng thấp thì càng cảm nhận rõ hiệu quả của sơn.Ngoài ra, bề mặt công trình (nhẵn hay phồng rộp), kỹ thuật sơn cũng ảnh hưởng đến khả năng giảm nhiệt. Chính vì thế, nhiều gia đình mua sơn chống nóng nhưng thực tế chỉ mang lại giá trị thẩm mỹ còn khả năng chống nắng không thấy đâu.Theo các chuyên gia, nếu muốn sử dụng sơn chống nắng, người dân cần cần tìm hiểu sản phẩm được xác nhận giúp giảm bao nhiêu độ C. Nhiều sản phẩm chỉ giới thiệu chung chung là giúp giảm từ 10 - 20 độ C nhưng không nêu con số cụ thể.Ngoài ra, cần chú ý đến tuổi thọ của sơn. Những sản phẩm có tuổi thọ từ 3 - 5 năm thường không đạt yêu cầu và tốn kém trong bảo trì, thay thế. Tốt nhất, nên chọn loại sơn có tuổi thọ trên 10 năm và thời gian bảo hành phải từ 3 - 5 năm.Thứ nữa, cần kiểm tra bề mặt công trình. Nếu bề mặt bị phồng rộp, bong tróc, sử dụng sơn không đảm bảm hiệu quả cao.Ngoài ra, bạn cũng đừng quên việc trồng thêm cây xanh quanh nhà, cửa sổ, ban công, sân thượng... để gia tăng hiệu quả giảm nhiệt, nhất là vào những ngày hè nắng gắt, thời điểm nhiệt độ trong ngày lên cao nhất.Mời độc giả xem video:Sinh viên thuê trọ giá rẻ trong các biệt thự. Nguồn: VTV24.
Sơn chống nóng còn được gọi là sơn cách nhiệt. Sơn có cấu tạo gồm lớp sơn lỏng, lớp màu, lớp keo dính và đăc biệt là lớp chất tạo màng.
Chất tạo màng này được liên kết với phụ gia phản quang có cấu trúc tinh thể sắp nếp, tạo thành thể đồng nhất vừa kết dính lên bề mặt. Cấu tạo này giúp sơn chịu được nhiệt độ cao mà không bong tróc rạn nứt, đặc biệt là khả năng phản lại ánh sáng mặt trời từ đó cách nhiệt cho ngôi nhà.
Sơn chống nắng thường được sơn trên những bề mặt tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời như mái tôn, tường ngoại thất, sân thượng…
Theo như lời quảng cáo của nhiều hãng sơn chống nóng, loại sơn này có thể giảm từ 13 - 26 độ C cho một công trình.
Tuy nhiên, nhiều người sử dụng cho biết thực tế sử dụng không đạt được như thế, có công trình chỉ giảm được 4-5 độ C.
Lý giải điều này, các chuyên gia cho biết, hiệu quả giảm nhiệt cao hay thấp tùy thuộc vào chất lượng sơn. Có loại chống nóng tốt, loại ít hơn, thậm chí có loại, không khác gì sơn thông thường.
Ngoài ra, mức độ giảm nhiệt thực tế còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Đầu tiên là độ dày của sơn, sơn càng dày thì chống nóng càng tốt, giúp giảm nhiệt sâu. Vì thế, muốn giảm nhiệt tốt, phải sơn 2-3 lớp.
Một yếu tố nữa là đặc điểm của công trình. Ví dụ, mái nhà mái càng thấp thì càng cảm nhận rõ hiệu quả của sơn.
Ngoài ra, bề mặt công trình (nhẵn hay phồng rộp), kỹ thuật sơn cũng ảnh hưởng đến khả năng giảm nhiệt. Chính vì thế, nhiều gia đình mua sơn chống nóng nhưng thực tế chỉ mang lại giá trị thẩm mỹ còn khả năng chống nắng không thấy đâu.
Theo các chuyên gia, nếu muốn sử dụng sơn chống nắng, người dân cần cần tìm hiểu sản phẩm được xác nhận giúp giảm bao nhiêu độ C. Nhiều sản phẩm chỉ giới thiệu chung chung là giúp giảm từ 10 - 20 độ C nhưng không nêu con số cụ thể.
Ngoài ra, cần chú ý đến tuổi thọ của sơn. Những sản phẩm có tuổi thọ từ 3 - 5 năm thường không đạt yêu cầu và tốn kém trong bảo trì, thay thế. Tốt nhất, nên chọn loại sơn có tuổi thọ trên 10 năm và thời gian bảo hành phải từ 3 - 5 năm.
Thứ nữa, cần kiểm tra bề mặt công trình. Nếu bề mặt bị phồng rộp, bong tróc, sử dụng sơn không đảm bảm hiệu quả cao.
Ngoài ra, bạn cũng đừng quên việc trồng thêm cây xanh quanh nhà, cửa sổ, ban công, sân thượng... để gia tăng hiệu quả giảm nhiệt, nhất là vào những ngày hè nắng gắt, thời điểm nhiệt độ trong ngày lên cao nhất.
Mời độc giả xem video:Sinh viên thuê trọ giá rẻ trong các biệt thự. Nguồn: VTV24.