Các sinh viên chuyên ngành thiết kế công nghiệp Minwook Paeng vừa đưa ra một giải pháp giúp bạn sử dụng smartphone khi đi trên đường một cách dễ dàng hơn: con mắt robot Third Eye.Đây là robot hình mắt được cố định trên trán người dùng và phát hiện các vật cản trước mặt khi họ dùng smartphone trên đường.Thiết bị hài hước này cho phép người dùng điều hướng trong khi đang nhắn tin hay lướt Instagram mà không phải lo lắng bị cản trở bởi những vật cản trong thế giới thực.Con mắt nhân tạo này có vỏ bằng nhựa trong mờ, với linh kiện bên trong dựa trên nền tảng điện tử mã nguồn mở Arduino. Nó sẽ được dính lên trán bạn bằng một miếng gel mỏng.Thiết bị được tích hợp một loa và một gia tốc kế, vốn là một cảm biến thường thấy trên smartphone dùng để phát hiện phương hướng của điện thoại và tự động xoay màn hình khi cần thiết.Thiết bị được tích hợp một loa và một gia tốc kế, vốn là một cảm biến thường thấy trên smartphone dùng để phát hiện phương hướng của điện thoại và tự động xoay màn hình khi cần thiết.Gia tốc kế trên Third Eye đảm nhiệm chức năng phát hiện khi nào đầu người dùng cúi xuống để mở mí mắt nhựa, làm lộ ra một cảm biến sonar (định vị bằng sóng âm).Khi phát hiện ra vật cản phía trước, con mắt sẽ phát ra âm thanh vo vo để báo hiệu cho người dùng. Việc sử dụng điện thoại khi đi qua đường đang ngày càng nhiều và ảnh hưởng đến an toàn công cộng trên đường phố. Thậm chí thành phố Montclair thuộc phía Nam bang California (Mỹ) đã đưa ra đạo luật cấm người đi bộ sử dụng điện thoại hoặc đeo tai nghe khi đi bộ qua đường.Người phạm tội lần đầu sẽ bị cảnh cáo, nếu tái phạm lần 2 sẽ bị phạt $100 (khoảng 2,2 triệu VND), nếu tái phạm nhiều lần thì số tiền phạt sẽ lên tới $500 (khoảng 11 triệu VND).Một nghiên cứu khoa học đã xác nhận: những người dùng điện thoại sẽ đi chậm hơn và thậm chí còn đi xiên xẹo. Do còn chú ý tới màn hình điện thoại để không gõ sai nội dung hoặc đọc chính xác tin nhắn nên khả năng quan sát của con người sẽ bị thu hẹp lại, hạn chế khả năng phát hiện ra vật cản và không tránh kịp thời.Kết quả, tai nạn có thể xảy ra bất cứ khi nào, ví dụ như đâm vào người khác hoặc đâm vào các phương tiện giao thông.Mời các bạn xem video: Robot make in Việt Nam biết làm toán độc thơ. Nguồn: VTV
Các sinh viên chuyên ngành thiết kế công nghiệp Minwook Paeng vừa đưa ra một giải pháp giúp bạn sử dụng smartphone khi đi trên đường một cách dễ dàng hơn: con mắt robot Third Eye.
Đây là robot hình mắt được cố định trên trán người dùng và phát hiện các vật cản trước mặt khi họ dùng smartphone trên đường.
Thiết bị hài hước này cho phép người dùng điều hướng trong khi đang nhắn tin hay lướt Instagram mà không phải lo lắng bị cản trở bởi những vật cản trong thế giới thực.
Con mắt nhân tạo này có vỏ bằng nhựa trong mờ, với linh kiện bên trong dựa trên nền tảng điện tử mã nguồn mở Arduino. Nó sẽ được dính lên trán bạn bằng một miếng gel mỏng.
Thiết bị được tích hợp một loa và một gia tốc kế, vốn là một cảm biến thường thấy trên smartphone dùng để phát hiện phương hướng của điện thoại và tự động xoay màn hình khi cần thiết.
Thiết bị được tích hợp một loa và một gia tốc kế, vốn là một cảm biến thường thấy trên smartphone dùng để phát hiện phương hướng của điện thoại và tự động xoay màn hình khi cần thiết.
Gia tốc kế trên Third Eye đảm nhiệm chức năng phát hiện khi nào đầu người dùng cúi xuống để mở mí mắt nhựa, làm lộ ra một cảm biến sonar (định vị bằng sóng âm).
Khi phát hiện ra vật cản phía trước, con mắt sẽ phát ra âm thanh vo vo để báo hiệu cho người dùng.
Việc sử dụng điện thoại khi đi qua đường đang ngày càng nhiều và ảnh hưởng đến an toàn công cộng trên đường phố. Thậm chí thành phố Montclair thuộc phía Nam bang California (Mỹ) đã đưa ra đạo luật cấm người đi bộ sử dụng điện thoại hoặc đeo tai nghe khi đi bộ qua đường.
Người phạm tội lần đầu sẽ bị cảnh cáo, nếu tái phạm lần 2 sẽ bị phạt $100 (khoảng 2,2 triệu VND), nếu tái phạm nhiều lần thì số tiền phạt sẽ lên tới $500 (khoảng 11 triệu VND).
Một nghiên cứu khoa học đã xác nhận: những người dùng điện thoại sẽ đi chậm hơn và thậm chí còn đi xiên xẹo. Do còn chú ý tới màn hình điện thoại để không gõ sai nội dung hoặc đọc chính xác tin nhắn nên khả năng quan sát của con người sẽ bị thu hẹp lại, hạn chế khả năng phát hiện ra vật cản và không tránh kịp thời.
Kết quả, tai nạn có thể xảy ra bất cứ khi nào, ví dụ như đâm vào người khác hoặc đâm vào các phương tiện giao thông.
Mời các bạn xem video: Robot make in Việt Nam biết làm toán độc thơ. Nguồn: VTV