Hỏi: Cách nhận biết trung tâm nọc độc trên cơ thể con cóc để loại bỏ an toàn? - Mai Nhi (Đồng Nai).
|
Ảnh minh họa.
|
PGS.TS Dương Thanh Liêm, Khoa Dinh dưỡng, trường Đại học Nông Lâm, TPHCM: Thành phần chất độc trong loài cóc độc gồm có chất bufotoxin, phrynolysin. Người ta chọc giữa hai mắt cóc để kích thích tuyến nọc độc ở sau 2 mắt, hoặc kích thích tuyến nọc toàn thân tiết nhựa độc. Trên lưng cóc còn có tuyến sần sùi tiết ra một loại nọc độc sánh như kem, có tính axit, đắng, những tuyến nọc này gây co giật, uốn ván và làm ngừng tim nhanh.
Dưới bụng và rải rác trên thân cóc cũng có các tuyến khác tiết ra nọc độc loãng, không màu, không mùi, không vị, gây hắt hơi, tác động chậm và gây tê liệt. Nọc độc còn chứa trong gan, phủ tạng, trứng của cóc, chỉ thịt cóc là không có độc. Do đó, nếu cần thiết phải sử dụng thịt cóc thì nên hỏi người có kinh nghiệm chế biến loại thịt động vật này, nhưng tốt nhất là không nên ăn.