Những thuật ngữ nhiếp ảnh “vỡ lòng” cần phải biết

Google News

(Kiến Thức) - Với những giải thích ngắn gọn sau đây, chắc chắn bạn sẽ không còn cảm thấy quá xa lạ với những gì các nhiếp ảnh gia chia sẻ nữa.

1. Tiêu cự
Nhung thuat ngu nhiep anh “vo long” can phai biet
 
Tiêu cự (của ống kính) là giá trị biểu diễn bằng đơn vị mi-li-mét (mm) trên thân mỗi ống kính. Nó được tính bằng khoảng cách từ trung tâm ống kính đến tiêu điểm - tức cảm biến.
Mỗi ống kính đều nằm trong một dải tiêu cự nhất định sẽ cho một góc nhìn nhất định. Về cơ bản ống kính tiêu cự (số mm) càng nhỏ thì có góc nhìn càng rộng, và ngược lại. Số tiêu cự lớn cũng tương đương là độ phóng đại hình ảnh lớn.
2. Khẩu độ
Nhung thuat ngu nhiep anh “vo long” can phai biet-Hinh-2
 
Khẩu độ của ống kính giải thích một cách đơn giản là độ mở của ống kính, và nó thường được tính bằng trị số F-stop hay f/. Số f/ càng lớn thì khẩu độ càng nhỏ, tương đương ống kính mở càng nhỏ - đồng nghĩa ít ánh sáng hơn.
Trị số f/ được tính bằng tiêu cự ống kính chia cho đường kính hiệu quả của ống kính (tức là mặt sau). Khẩu độ thường sẽ có các trị số như f/1.4, f/1.8, f/2.0, f/2.8, f/3.6...
Ống kính có trị số f/ càng nhỏ thì càng tốt và "xịn" hơn. Vì thế nếu có bất kì ai nhắc đến điều này, bạn hãy nhớ quy tắc trên trong đầu.
3. Full Frame, APS-C, Micro Four Thirds
Nhung thuat ngu nhiep anh “vo long” can phai biet-Hinh-3
 
Những cái tên ở trên chính là đang nhắc đến kích thước cảm biến. Điều quan trọng nhất trong thông số máy ảnh chính là kích thước cảm biến. Quy tắc tuyệt đối trong nhiếp ảnh chính là "Cảm biến càng to ảnh càng đẹp".
Lí do là vì cảm biến to sẽ bắt được nhiều ánh sáng hơn, có độ nhạy sáng tốt hơn, và tạo hiệu ứng xóa phông mạnh hơn (lí do vì sao xin mời chờ đến các bài viết sau).
Xếp theo thứ tự nhỏ dần, thì chúng ta có dãy sau: Full Frame, APS-H, APS-C, Micro Four Thirds, 1-inch,...Một điểm cần nhớ nữa đó là máy ảnh có cảm biến càng to, thì giá thành cũng càng cao.
4. ISO
Nhung thuat ngu nhiep anh “vo long” can phai biet-Hinh-4
 
Đây là thứ chắc chắn nếu có quan tâm đến nhiếp ảnh ai cũng phải biết. Vậy ISO có nghĩa là gì? Thực ra nó là chữ viết tắt của International Organization for Standardization.
Tuy nhiên ý nghĩa chính của ISO chính là để biểu thị độ nhạy khi bắt ánh sáng của tấm film/cảm biến ảnh. Số ISO càng nhỏ thì khả năng nhạy sáng càng yếu, còn ISO càng lớn thì càng nhạy sáng.
Trong nhiều trường hợp, khi không thể thay đổi được khẩu độ và tốc độ màn trập, thì người ta thường tăng ISO để chụp ảnh sáng hơn. Đó là vì tăng ISO giúp tăng độ nhạy sáng của cảm biến máy ảnh. Tuy nhiên tác dụng phụ lại là ảnh bị nhiễu hạt nặng hơn.
Thông thường một bức ảnh chụp có ISO dao động trong khoảng từ 100-6400, tuy nhiên một số mẫu máy ảnh chuyên nghiệp có ISO lên đến 409.600 - mặc dù chẳng có ai dùng đến con số đó bao giờ.
5. Xóa phông - Bokeh
Nhung thuat ngu nhiep anh “vo long” can phai biet-Hinh-5
 
Chúng ta thường nghe nhiều người tập tành chụp ảnh, hay các nhiếp ảnh gia chụp chân dụng nói rằng "chụp xóa phông/chụp bokeh". Vậy chúng là gì?
Chụp xóa phông hay bokeh là việc chụp ảnh với vật thể chính được làm nổi bật so với phần còn lại, do phông nền đã được làm mờ đi. Hiệu ứng này đến từ ống kính. Ống kính có khẩu độ càng lớn thì xóa phông càng mạnh.
Ngoài ra một số ống kính có thiết kế đặc biệt cũng thường tạo ra các đốm ánh sáng hình tròn, hay gần tròn ở phông nền - được gọi là bokeh. Một số ống kính có thể chụp xóa phông/bokeh thường là các ống fix, ống zoom với khẩu độ lớn như f/1.4 hay f/2.8.
Trần Đăng

Bình luận(0)