1. Không đo diện tích căn phòng
Đừng quên đo diện tích nơi đặt đồ nội thất, bởi nếu không bạn dễ rơi vào tình huống “dở khóc dở cười” khi không thể vận chuyển chúng qua hành lang, cửa ra vào, thang máy và cầu thang chật chội hoặc kích thước đồ dùng quá nhỏ với không gian chung. 2. Quên đo kích thước sản phẩm
Bạn thường chú trọng đến kiểu dáng, màu sắc và chất lượng của sản phẩm, điều này là cần thiết nhưng chưa đủ. Bộ bàn ghế có thể hợp với trưng bày showroom nhưng chưa chắc hợp với căn phòng nhà bạn, việc bài trí sẽ“ngốn” diện tích và giảm thẩm mỹ. Nếu đồ nội thất không có kích thước phù hợp với nhu cầu sử dụng, bạn nên nghĩ đến việc đặt đóng đồ theo yêu cầu thay vì mua sẵn. 3. Không tính hiệu suất sử dụng
Đôi khi, đồ dùng không thật cần thiết, bạn vẫn “rinh” về do lời mời chào của người bán hoặc bạn nổi hứng mua sắm. Kết quả, vật dụng "xài” vài lượt rồi nhanh chóng xếp xó. Vì thế, trước khi mua đồ nội thất, hãy cân nhắc thật kỹ hiệu quả lâu dài mà chúng mang lại cho gia đình bạn. 4. Ai là người sử dụng?
Bạn nên xác định yếu tố như an toàn cho trẻ nhỏ hoặc thói quen sử dụng để chọn loại phù hợp. Một bộ sofa màu kem sẽ rất đẹp, song rất dễ bị trẻ vẽ hoặc bôi bẩn ngay khi mới mang về nhà, đồ da, len dễ bị trầy xước bởi móng của vật nuôi (chó, mèo...). 5. Chạy theo mốt
Mẫu thiết kế mới nổi bật thường thu hút và bạn nhanh chóng mua chúng. Hậu quả của quyết định vội vàng, bạn dễ thấy vật dụng nhanh nhàm chán và lỗi mốt, trong khi mức chi cho mốt mới lại khá cao. Tốt nhất hãy mua đồ nội thất mà bạn cảm thấy thoải mái và vẫn hợp thời trong nhiều năm tới để tiết kiệm. 6. Ham rẻ
Đây là tâm lý chung của người mua hàng, bạn nên xem xét bởi hàng lỗi, thiếu thẩm mỹ, thời gian sử dụng ngắn thường đi kèm với giá rẻ "giật mình". Ngoài ra, mua sắm online có thể rẻ hơn , song nhược điểm là bạn không được kiểm tra sản phẩm trước khi về nhà. 7. Tranh thủ mua
Công việc quá bận rộn, bạn thậm chí tranh thủ giờ nghỉ trưa để mua hàng mà ít tham khảo, so sánh sản phẩm, dễ dẫn đến việc không mua được đồ nội thất ưng ý. Bạn nên chọn thời điểm mua hợp lý, thời gian dư dả (thứ 7, chủ nhật), để lựa chọn kỹ càng. 8. Không tìm hiểu chiết khấu giá
Mặc dù không treo thông báo discount xong nhiều cửa hàng vẫn có chiết khấu giá cho khách (thông thường là 5%). Bạn nên hỏi tư vấn của nhân viên bán hàng, nếu có sẽ tiết kiệm được một khoản ngân sách. 9. Tham khảo quá nhiều ý kiến
Khi hỏi quá nhiều ý kiến, bạn sẽ khó khăn khi đưa ra quyết định. Vì thế, hãy đi mua cùng một người tin cậy, đã bàn bạc kỹ lưỡng với bạn thay vì đi quá đông. 10. Không kiểm tra sản phẩm
Cũng như bất kỳ đồ dùng nào bạn định mua, việc kiểm tra đồ nội thất không mất nhiều thời gian mà có thể giúp bạn tránh lãng phí tiền và thời gian đổi, hoàn trả nếu sản phẩm không may bị lỗi. 11. Không chọn nơi mua cẩn thận
Thói quen mua hàng quen khiến bạn ngại tìm hiểu cửa hàng khác. Hơn nữa, nhiều chất liệu đồ nội thất không phải ai cũng nhận biết được đâu là da “xịn”, gỗ tốt. Vì thế bạn hãy tìm thêm địa chỉ cung cấp uy tín, được khách hàng phản hồi tích cực, khi mua, đừng quên kiểm tra giấy tờ chất lượng và hướng dẫn bảo quản sản phẩm.
1. Không đo diện tích căn phòng
Đừng quên đo diện tích nơi đặt đồ nội thất, bởi nếu không bạn dễ rơi vào tình huống “dở khóc dở cười” khi không thể vận chuyển chúng qua hành lang, cửa ra vào, thang máy và cầu thang chật chội hoặc kích thước đồ dùng quá nhỏ với không gian chung.
2. Quên đo kích thước sản phẩm
Bạn thường chú trọng đến kiểu dáng, màu sắc và chất lượng của sản phẩm, điều này là cần thiết nhưng chưa đủ. Bộ bàn ghế có thể hợp với trưng bày showroom nhưng chưa chắc hợp với căn phòng nhà bạn, việc bài trí sẽ“ngốn” diện tích và giảm thẩm mỹ. Nếu đồ nội thất không có kích thước phù hợp với nhu cầu sử dụng, bạn nên nghĩ đến việc đặt đóng đồ theo yêu cầu thay vì mua sẵn.
3. Không tính hiệu suất sử dụng
Đôi khi, đồ dùng không thật cần thiết, bạn vẫn “rinh” về do lời mời chào của người bán hoặc bạn nổi hứng mua sắm. Kết quả, vật dụng "xài” vài lượt rồi nhanh chóng xếp xó. Vì thế, trước khi mua đồ nội thất, hãy cân nhắc thật kỹ hiệu quả lâu dài mà chúng mang lại cho gia đình bạn.
4. Ai là người sử dụng?
Bạn nên xác định yếu tố như an toàn cho trẻ nhỏ hoặc thói quen sử dụng để chọn loại phù hợp. Một bộ sofa màu kem sẽ rất đẹp, song rất dễ bị trẻ vẽ hoặc bôi bẩn ngay khi mới mang về nhà, đồ da, len dễ bị trầy xước bởi móng của vật nuôi (chó, mèo...).
5. Chạy theo mốt
Mẫu thiết kế mới nổi bật thường thu hút và bạn nhanh chóng mua chúng. Hậu quả của quyết định vội vàng, bạn dễ thấy vật dụng nhanh nhàm chán và lỗi mốt, trong khi mức chi cho mốt mới lại khá cao. Tốt nhất hãy mua đồ nội thất mà bạn cảm thấy thoải mái và vẫn hợp thời trong nhiều năm tới để tiết kiệm.
6. Ham rẻ
Đây là tâm lý chung của người mua hàng, bạn nên xem xét bởi hàng lỗi, thiếu thẩm mỹ, thời gian sử dụng ngắn thường đi kèm với giá rẻ "giật mình". Ngoài ra, mua sắm online có thể rẻ hơn , song nhược điểm là bạn không được kiểm tra sản phẩm trước khi về nhà.
7. Tranh thủ mua
Công việc quá bận rộn, bạn thậm chí tranh thủ giờ nghỉ trưa để mua hàng mà ít tham khảo, so sánh sản phẩm, dễ dẫn đến việc không mua được đồ nội thất ưng ý. Bạn nên chọn thời điểm mua hợp lý, thời gian dư dả (thứ 7, chủ nhật), để lựa chọn kỹ càng.
8. Không tìm hiểu chiết khấu giá
Mặc dù không treo thông báo discount xong nhiều cửa hàng vẫn có chiết khấu giá cho khách (thông thường là 5%). Bạn nên hỏi tư vấn của nhân viên bán hàng, nếu có sẽ tiết kiệm được một khoản ngân sách.
9. Tham khảo quá nhiều ý kiến
Khi hỏi quá nhiều ý kiến, bạn sẽ khó khăn khi đưa ra quyết định. Vì thế, hãy đi mua cùng một người tin cậy, đã bàn bạc kỹ lưỡng với bạn thay vì đi quá đông.
10. Không kiểm tra sản phẩm
Cũng như bất kỳ đồ dùng nào bạn định mua, việc kiểm tra đồ nội thất không mất nhiều thời gian mà có thể giúp bạn tránh lãng phí tiền và thời gian đổi, hoàn trả nếu sản phẩm không may bị lỗi.
11. Không chọn nơi mua cẩn thận
Thói quen mua hàng quen khiến bạn ngại tìm hiểu cửa hàng khác. Hơn nữa, nhiều chất liệu đồ nội thất không phải ai cũng nhận biết được đâu là da “xịn”, gỗ tốt. Vì thế bạn hãy tìm thêm địa chỉ cung cấp uy tín, được khách hàng phản hồi tích cực, khi mua, đừng quên kiểm tra giấy tờ chất lượng và hướng dẫn bảo quản sản phẩm.