Khi bình luận về vụ việc 4 người Việt Nam bị Facebook kiện vì chuyên tấn công chiếm đoạt tài khoản để chạy quảng cáo trái phép, Hiếu PC cho biết anh cảm thấy "ớn lạnh" khi nhớ về thời vướng vào vòng lao lý của mình.Trong nhiều cuộc phỏng vấn, Hiếu PC cũng chia sẻ khoảng thời gian ngồi tù như địa ngục trần gian đối với anh. Sự bồng bột, ngạo mạn và tham lam của tuổi trẻ đã khiến anh phải trả giá khoảng thời gian 7 năm sau song sắt.Ngoài ra trong một cuộc phỏng vấn, Hiếu PC đã chia sẻ về mánh khóe gian lận của nhóm người Việt Nam. Cụ thể họ sử dụng một kỹ thuật được gọi là "đánh cắp phiên" hoặc "đánh cắp cookie" để truy cập vào tài khoản Facebook của nhân viên tại nhiều công ty quảng cáo và tiếp thị.Sau đó sử dụng tài khoản Facebook bị tấn công để chạy các quảng cáo trái phép quảng bá một ứng dụng Android độc hại có tên "Ad Manager ForFacebook". Ứng dụng này chứa phần mềm độc hại thu thập thông tin xác thực đăng nhập Facebook từ những người dùng đã cài đặt nó.Nhóm người Việt này đã chạy quảng cáo Facebook trị giá hơn 36 triệu USD để quảng bá ứng dụng độc hại này. Facebook sau đó đã hoàn lại tiền cho những nạn nhân có tài khoản bị lạm dụng và kiện nhóm người nói trên.Cũng theo Hiếu PC, để tránh trường hợp bị kẻ xấu lợi dụng trên mạng xã hội, người dùng cần nắm được những lưu ý về bảo mật như không cài App lạ; Không click và tin vào những đường dẫn lạ, cẩn trọng trong những giao dịch online. Ngoài ra, không nên dùng Wifi công cộng, chỉ dùng Wifi có mật khẩu bảo mật cao và kèm theo dùng phần mềm VPN.Trở lại với vụ 4 người Việt gian lận 36 triệu USD, theo thông tin của Mediapost, chi tiết tên tuổi của 4 người bị kiện gồm T.N, L.K, N.Q.B và P.H.D. Phía Facebook yêu cầu họ phải chịu trách nhiệm cho việc tạo ra ứng dụng lừa đảo kể trên nhằm chạy ad trái phép."Các hành động pháp lý ngày nay thể hiện cam kết liên tục của chúng tôi trong việc bảo vệ người dùng, thực thi các chính sách của chúng tôi và buộc mọi người phải chịu trách nhiệm về việc lạm dụng các dịch vụ của chúng tôi", đại diện Facebook cho biết.Trước khi bị phát hiện, 4 đối tượng này đã chạy quảng cáo sai lệch để quảng bá việc bán nhiều mặt hàng bao gồm quần áo, cốc chén, đồng hồ và đồ chơi cho chính nền tảng thương mại điện tử của mình."Ngay khi ai đó nhấp vào quảng cáo, người dùng được chuyển đến trang web của bên thứ ba để thanh toán cho giao dịch mua của họ. Tuy nhiên, một khi thanh toán hoàn tất, người dùng không bao giờ nhận được bất kỳ hàng hóa nào hoặc mặt hàng được giao không phải là những gì họ đặt hàng hoặc có chất lượng kém", thông báo từ phía Facebook.4 người kể trên không chỉ chạy khoảng 10.000 quảng cáo trên Facebook và Instagram mà còn "cho thuê các tài khoản vi phạm".Cụ thể, đối tượng có tên P.H.D "thường xuyên cung cấp cho người dùng Việt quyền truy cập vào các tài khoản Facebook đã bị chiếm đoạt, sau đó chạy quảng cáo sản phẩm thông qua hình thức phát trực tiếp video".Facebook là bên mất tiền vì công ty này không nhận được các khoản thanh toán sau khi hiển thị quảng cáo. Các doanh nghiệp lớn lại bị mất tài khoản quảng cáo vào tay hacker, ảnh hưởng đến chiến dịch truyền thông. Và người dùng cũng bị lừa khi đặt mua hàng thông qua những kênh này.Mời các bạn xem video: Phạt tiền vì đăng tin sai sự thật trên Facebook. Nguồn: VTV
Khi bình luận về vụ việc 4 người Việt Nam bị Facebook kiện vì chuyên tấn công chiếm đoạt tài khoản để chạy quảng cáo trái phép, Hiếu PC cho biết anh cảm thấy "ớn lạnh" khi nhớ về thời vướng vào vòng lao lý của mình.
Trong nhiều cuộc phỏng vấn, Hiếu PC cũng chia sẻ khoảng thời gian ngồi tù như địa ngục trần gian đối với anh. Sự bồng bột, ngạo mạn và tham lam của tuổi trẻ đã khiến anh phải trả giá khoảng thời gian 7 năm sau song sắt.
Ngoài ra trong một cuộc phỏng vấn, Hiếu PC đã chia sẻ về mánh khóe gian lận của nhóm người Việt Nam. Cụ thể họ sử dụng một kỹ thuật được gọi là "đánh cắp phiên" hoặc "đánh cắp cookie" để truy cập vào tài khoản Facebook của nhân viên tại nhiều công ty quảng cáo và tiếp thị.
Sau đó sử dụng tài khoản Facebook bị tấn công để chạy các quảng cáo trái phép quảng bá một ứng dụng Android độc hại có tên "Ad Manager ForFacebook". Ứng dụng này chứa phần mềm độc hại thu thập thông tin xác thực đăng nhập Facebook từ những người dùng đã cài đặt nó.
Nhóm người Việt này đã chạy quảng cáo Facebook trị giá hơn 36 triệu USD để quảng bá ứng dụng độc hại này. Facebook sau đó đã hoàn lại tiền cho những nạn nhân có tài khoản bị lạm dụng và kiện nhóm người nói trên.
Cũng theo Hiếu PC, để tránh trường hợp bị kẻ xấu lợi dụng trên mạng xã hội, người dùng cần nắm được những lưu ý về bảo mật như không cài App lạ; Không click và tin vào những đường dẫn lạ, cẩn trọng trong những giao dịch online. Ngoài ra, không nên dùng Wifi công cộng, chỉ dùng Wifi có mật khẩu bảo mật cao và kèm theo dùng phần mềm VPN.
Trở lại với vụ 4 người Việt gian lận 36 triệu USD, theo thông tin của Mediapost, chi tiết tên tuổi của 4 người bị kiện gồm T.N, L.K, N.Q.B và P.H.D. Phía Facebook yêu cầu họ phải chịu trách nhiệm cho việc tạo ra ứng dụng lừa đảo kể trên nhằm chạy ad trái phép.
"Các hành động pháp lý ngày nay thể hiện cam kết liên tục của chúng tôi trong việc bảo vệ người dùng, thực thi các chính sách của chúng tôi và buộc mọi người phải chịu trách nhiệm về việc lạm dụng các dịch vụ của chúng tôi", đại diện Facebook cho biết.
Trước khi bị phát hiện, 4 đối tượng này đã chạy quảng cáo sai lệch để quảng bá việc bán nhiều mặt hàng bao gồm quần áo, cốc chén, đồng hồ và đồ chơi cho chính nền tảng thương mại điện tử của mình.
"Ngay khi ai đó nhấp vào quảng cáo, người dùng được chuyển đến trang web của bên thứ ba để thanh toán cho giao dịch mua của họ. Tuy nhiên, một khi thanh toán hoàn tất, người dùng không bao giờ nhận được bất kỳ hàng hóa nào hoặc mặt hàng được giao không phải là những gì họ đặt hàng hoặc có chất lượng kém", thông báo từ phía Facebook.
4 người kể trên không chỉ chạy khoảng 10.000 quảng cáo trên Facebook và Instagram mà còn "cho thuê các tài khoản vi phạm".
Cụ thể, đối tượng có tên P.H.D "thường xuyên cung cấp cho người dùng Việt quyền truy cập vào các tài khoản Facebook đã bị chiếm đoạt, sau đó chạy quảng cáo sản phẩm thông qua hình thức phát trực tiếp video".
Facebook là bên mất tiền vì công ty này không nhận được các khoản thanh toán sau khi hiển thị quảng cáo. Các doanh nghiệp lớn lại bị mất tài khoản quảng cáo vào tay hacker, ảnh hưởng đến chiến dịch truyền thông. Và người dùng cũng bị lừa khi đặt mua hàng thông qua những kênh này.