Theo báo cáo được đăng tải trên Daily Mail, nhóm nghiên cứu gồm 3 nhà khoa học đã phân tích loạt hình ảnh của sao Hỏa chụp bởi robot dạng xe tự hành Curiosity và tàu quỹ đạo HiRISE của NASA. Sau đó kết luận rằng những thứ NASA gọi là đá thực chất là các mẫu vật giống nấm.2 bức ảnh chụp cách nhau 2 ngày trên bề mặt sao Hỏa đã có sự thay đổi. Theo giải thích từ NASA đó chỉ là đá chuyển dịch do băng tan, tuy nhiên nhóm nghiên cứu lại khẳng định đây là vật thể giống nấm như đã mọc thêm.Hình ảnh chụp một bộ phận trên xe tự hành Curiosity thám hiểm sao Hỏa của NASA cũng được nhóm nghiên cứu phân tích và cho là bằng chứng về việc nấm mọc trên thiết bị này.Sau khi phân tích cả những bức ảnh chụp bởi tàu quỹ đạo HiRISE hình ảnh của hàng ngàn chiếc nấm với thân mỏng và mũ nấm hình cầu, tụ lại với nhau thành đám, nhô ra ngoài từ đỉnh và các mặt của đá. Nước từ băng tan ở Bắc Cực sao Hỏa có thể là nguồn nuôi dưỡng các thực vật đơn giản này.Nhóm nghiên cứu cho rằng trong ảnh là nấm mang màu xanh của diệp lục được trải dài trên bề mặt sao Hỏa, tuy nhiên bên phía NASA lại cho rằng đây chỉ là đá.Ngoài ra, họ cũng cho rằng các vệt tối trong hình ảnh Curiosity chụp được trên bề mặt sao Hỏa là bằng chứng của nấm đen, nấm mốc, địa y, tảo và các loài khử lưu huỳnh khác, giống như thực vật bậc thấp của Trái đất.Tuy nhiên NASA lại khẳng định những đặc điểm dị thường kia là đá, cát… và các dị thường là kết quả của sự tan chảy băng carbon dioxide theo mùa. Các tác giả nghiên cứu mới này phản bác rằng băng carbon dioxide đông lạnh phải mang màu trắng, bán trong suốt, không thể mang màu đen.Báo cáo của nhóm nghiên cứu đã được phê duyệt và công bố, nếu những phát hiện này là chính xác, nhân loại có thể càng hy vọng về việc phát hiện và duy trì sự sống trên sao Hỏa.Xe tự hành (hay còn gọi là tàu tự hành) Curiosity của NASA bắt đầu khám phá sao Hỏa từ năm 2012. Một trong những mục tiêu chính của Curiosity là khám phá xem liệu sao Hoả có từng có sự sống hay không.Xe tự hành Curiosity trị giá 2,5 tỷ USD, có kích cỡ bằng một chiếc xe hơi với 6 bánh xe và nặng khoảng 900 kg. Nó được trang bị 17 máy thu hình, một cánh tay robot, một máy chiếu laser và một máy khoan.Đến nay, cỗ xe tự hành của NASA đã phát hiện thêm nhiều bằng chứng địa chất khác. Ngoài ra, Curiosity cũng tìm thấy những “chùm” lớn khí metan trong khí quyển sao Hỏa, một nguyên tố gắn liền với sự sống trên Trái đất.Curiosity đã chứng tỏ nó là một "nhà thám hiểm dũng cảm" khi từng ba lần phải tự chuyển sang chế độ chờ. Chiếc xe này cũng từng bị gãy một "cánh tay", bị mắc kẹt trên một ngọn đồi, bị thủng bánh xe và một trong những máy ảnh của nó mất khả năng lấy nét...Mời các bạn xem video: Phi hành gia NASA làm rơi gương ngoài vũ trụ. Nguồn: VTV
Theo báo cáo được đăng tải trên Daily Mail, nhóm nghiên cứu gồm 3 nhà khoa học đã phân tích loạt hình ảnh của sao Hỏa chụp bởi robot dạng xe tự hành Curiosity và tàu quỹ đạo HiRISE của NASA. Sau đó kết luận rằng những thứ NASA gọi là đá thực chất là các mẫu vật giống nấm.
2 bức ảnh chụp cách nhau 2 ngày trên bề mặt sao Hỏa đã có sự thay đổi. Theo giải thích từ NASA đó chỉ là đá chuyển dịch do băng tan, tuy nhiên nhóm nghiên cứu lại khẳng định đây là vật thể giống nấm như đã mọc thêm.
Hình ảnh chụp một bộ phận trên xe tự hành Curiosity thám hiểm sao Hỏa của NASA cũng được nhóm nghiên cứu phân tích và cho là bằng chứng về việc nấm mọc trên thiết bị này.
Sau khi phân tích cả những bức ảnh chụp bởi tàu quỹ đạo HiRISE hình ảnh của hàng ngàn chiếc nấm với thân mỏng và mũ nấm hình cầu, tụ lại với nhau thành đám, nhô ra ngoài từ đỉnh và các mặt của đá. Nước từ băng tan ở Bắc Cực sao Hỏa có thể là nguồn nuôi dưỡng các thực vật đơn giản này.
Nhóm nghiên cứu cho rằng trong ảnh là nấm mang màu xanh của diệp lục được trải dài trên bề mặt sao Hỏa, tuy nhiên bên phía NASA lại cho rằng đây chỉ là đá.
Ngoài ra, họ cũng cho rằng các vệt tối trong hình ảnh Curiosity chụp được trên bề mặt sao Hỏa là bằng chứng của nấm đen, nấm mốc, địa y, tảo và các loài khử lưu huỳnh khác, giống như thực vật bậc thấp của Trái đất.
Tuy nhiên NASA lại khẳng định những đặc điểm dị thường kia là đá, cát… và các dị thường là kết quả của sự tan chảy băng carbon dioxide theo mùa. Các tác giả nghiên cứu mới này phản bác rằng băng carbon dioxide đông lạnh phải mang màu trắng, bán trong suốt, không thể mang màu đen.
Báo cáo của nhóm nghiên cứu đã được phê duyệt và công bố, nếu những phát hiện này là chính xác, nhân loại có thể càng hy vọng về việc phát hiện và duy trì sự sống trên sao Hỏa.
Xe tự hành (hay còn gọi là tàu tự hành) Curiosity của NASA bắt đầu khám phá sao Hỏa từ năm 2012. Một trong những mục tiêu chính của Curiosity là khám phá xem liệu sao Hoả có từng có sự sống hay không.
Xe tự hành Curiosity trị giá 2,5 tỷ USD, có kích cỡ bằng một chiếc xe hơi với 6 bánh xe và nặng khoảng 900 kg. Nó được trang bị 17 máy thu hình, một cánh tay robot, một máy chiếu laser và một máy khoan.
Đến nay, cỗ xe tự hành của NASA đã phát hiện thêm nhiều bằng chứng địa chất khác. Ngoài ra, Curiosity cũng tìm thấy những “chùm” lớn khí metan trong khí quyển sao Hỏa, một nguyên tố gắn liền với sự sống trên Trái đất.
Curiosity đã chứng tỏ nó là một "nhà thám hiểm dũng cảm" khi từng ba lần phải tự chuyển sang chế độ chờ. Chiếc xe này cũng từng bị gãy một "cánh tay", bị mắc kẹt trên một ngọn đồi, bị thủng bánh xe và một trong những máy ảnh của nó mất khả năng lấy nét...