1. Skype
Skype tiện lợi vì có thể sử dụng trên tất cả hệ điều hành của smartphone. Skype kết nối trực tiếp 2 thiết bị cần liên lạc chứ không thông qua máy chủ. Nhờ đó chất lượng cuộc gọi cũng như nhắn tin luôn ở mức tốt và ổn định. Điểm trừ của Skype là sẽ không gửi tin nhắn cho những người đang offline.
2. Zalo
Ứng dụng này cho phép cài đặt trên điện thoại Android, iOS, Windows Phone hoặc Asha của Nokia, Zalo chạy trơn tru với mạng 2G hoặc 2,5G để thực hiện nhắn tin, video call. Nhược điểm của Zalo là giao diện rối mắt đối với điện thoại, không có khả năng chát nhóm.
3. Viber
Bạn nhắn tin, gọi điện hoàn toàn miễn phí miễn bằng Viber trên điện thoại kết nối GPRS, 3G hoặc có kết nối Wifi. Tuy nhiên, điều đáng nói là ứng dụng này thiếu "chuẩn" ở chức năng gửi video, thường chậm và bị lỗi ở những nơi mạng yếu. Bạn có thể cân nhắc "xài" viber vì ứng dụng cũng sẽ tốn dung lượng nhất định của điện thoại.
4. iMessage
Gửi và nhận tin nhắn văn bản thông qua Wi -Fi và máy chủ của Apple sẽ không mất phí, vì thế iMessage được nhiều người sử dụng. Tuy nhiên, lỗi lớn của iMessage là khi bạn chuyển sang dùng điện thoại khác thì những tin nhắn cũ trên ứng dụng sẽ bị giữ lại ở điện thoại cũ và không hiển thị ở điện thoại mới.
5. Line
Line được nhiều bạn trẻ yêu thích vì giao diện khá dễ thương, dễ nhìn, icon sinh động, khả năng chat nhóm nhanh. Điều bất tiện ở ứng dụng là không kiểm tra tin nhắn 2 chiều (đã xem/đọc hay chưa), không tích hợp các tính năng báo địa điểm của người "xài".
6. WhatsApp
Bạn có thể gửi tin, ảnh, danh bạ cho người cùng trò chuyện. Điểm chưa hoàn thiện của Whatsapp là tình trạng tin nhắn bị lỗi, gửi chậm gây khó chịu khi dùng. Tính năng gửi tin nhắn thoại khó thay thế được dịch vụ phone call miễn phí của ứng dụng khác. 7. Wechat
Wechat có thể gửi ảnh, tin nhắn, chat nhóm và video call khá nhanh. Tuy nhiên, thư viện icon và emoticon của Wechat chính là điểm yếu của ứng dụng này, chúng thiết kế sơ sài, thiếu sinh động. 8. Wala
Các tính năng chính của Wala như nhắn tin (SMS/MMS), tìm kiếm và kết bạn, chia sẻ hình ảnh trong cộng đồng Wala, Facebook khá ổn. Mặc dù vậy những tính năng của Wala gặp phải sự cạnh tranh của các ứng dụng khác.
9. Facebook messenger
Ưu điểm của Facebook messenger ở kho hình ảnh icon khá đa dạng và sinh động. Giao diện đồng bộ với danh sách bạn bè trên Facebook, vì thế bạn nhắn tin với bạn bè bất cứ lúc nào thông qua 3G hoặc internet. Khả năng gửi ảnh, file word của ứng dụng khá nhanh. 10. Hangouts
Hangouts hoạt động trơn tru trên Chrome, Android và iOS, cho phép chia sẻ ảnh, gửi đoạn thoại ghi âm và chat video miễn phí. Mọi nội dung hội thoại trên Hangouts, bao gồm chat giữa 2 người hay chat nhóm sẽ được lưu lại, để giúp người dùng có thể dễ dàng xem lại các nội dung chat khi cần thiết.
1. Skype
Skype tiện lợi vì có thể sử dụng trên tất cả hệ điều hành của smartphone. Skype kết nối trực tiếp 2 thiết bị cần liên lạc chứ không thông qua máy chủ. Nhờ đó chất lượng cuộc gọi cũng như nhắn tin luôn ở mức tốt và ổn định. Điểm trừ của Skype là sẽ không gửi tin nhắn cho những người đang offline.
2. Zalo
Ứng dụng này cho phép cài đặt trên điện thoại Android, iOS, Windows Phone hoặc Asha của Nokia, Zalo chạy trơn tru với mạng 2G hoặc 2,5G để thực hiện nhắn tin, video call. Nhược điểm của Zalo là giao diện rối mắt đối với điện thoại, không có khả năng chát nhóm.
3. Viber
Bạn nhắn tin, gọi điện hoàn toàn miễn phí miễn bằng Viber trên điện thoại kết nối GPRS, 3G hoặc có kết nối Wifi. Tuy nhiên, điều đáng nói là ứng dụng này thiếu "chuẩn" ở chức năng gửi video, thường chậm và bị lỗi ở những nơi mạng yếu. Bạn có thể cân nhắc "xài" viber vì ứng dụng cũng sẽ tốn dung lượng nhất định của điện thoại.
4. iMessage
Gửi và nhận tin nhắn văn bản thông qua Wi -Fi và máy chủ của Apple sẽ không mất phí, vì thế iMessage được nhiều người sử dụng. Tuy nhiên, lỗi lớn của iMessage là khi bạn chuyển sang dùng điện thoại khác thì những tin nhắn cũ trên ứng dụng sẽ bị giữ lại ở điện thoại cũ và không hiển thị ở điện thoại mới.
5. Line
Line được nhiều bạn trẻ yêu thích vì giao diện khá dễ thương, dễ nhìn, icon sinh động, khả năng chat nhóm nhanh. Điều bất tiện ở ứng dụng là không kiểm tra tin nhắn 2 chiều (đã xem/đọc hay chưa), không tích hợp các tính năng báo địa điểm của người "xài".
6. WhatsApp
Bạn có thể gửi tin, ảnh, danh bạ cho người cùng trò chuyện. Điểm chưa hoàn thiện của Whatsapp là tình trạng tin nhắn bị lỗi, gửi chậm gây khó chịu khi dùng. Tính năng gửi tin nhắn thoại khó thay thế được dịch vụ phone call miễn phí của ứng dụng khác.
7. Wechat
Wechat có thể gửi ảnh, tin nhắn, chat nhóm và video call khá nhanh. Tuy nhiên, thư viện icon và emoticon của Wechat chính là điểm yếu của ứng dụng này, chúng thiết kế sơ sài, thiếu sinh động.
8. Wala
Các tính năng chính của Wala như nhắn tin (SMS/MMS), tìm kiếm và kết bạn, chia sẻ hình ảnh trong cộng đồng Wala, Facebook khá ổn. Mặc dù vậy những tính năng của Wala gặp phải sự cạnh tranh của các ứng dụng khác.
9. Facebook messenger
Ưu điểm của Facebook messenger ở kho hình ảnh icon khá đa dạng và sinh động. Giao diện đồng bộ với danh sách bạn bè trên Facebook, vì thế bạn nhắn tin với bạn bè bất cứ lúc nào thông qua 3G hoặc internet. Khả năng gửi ảnh, file word của ứng dụng khá nhanh.
10. Hangouts
Hangouts hoạt động trơn tru trên Chrome, Android và iOS, cho phép chia sẻ ảnh, gửi đoạn thoại ghi âm và chat video miễn phí. Mọi nội dung hội thoại trên Hangouts, bao gồm chat giữa 2 người hay chat nhóm sẽ được lưu lại, để giúp người dùng có thể dễ dàng xem lại các nội dung chat khi cần thiết.