Trữ đồ ăn vừa đủ diện tích tủ. Chị em nên đựng thức ăn vừa đủ diện tích để giúp tủ hoạt động hiệu quả hơn. Thực tế, việc giữ một diện tích lớn ở nhiệt độ thấp còn tốn nhiều năng lượng hơn là làm lạnh đồ ăn. Tuy nhiên không nên vì thế mà tống đầy thức ăn, khiến không gian tủ trở nên chật ních, không khí lạnh khó có thể đối lưu.
Không cho đồ nóng vào tủ lạnh. Việc cho đồ ăn nóng vào tủ lạnh dễ khiến nhiệt độ trong tủ tăng nhanh. Nên để chúng nguội dần ở bên ngoài trước khi cho vào. Bằng cách này, tủ lạnh sẽ tiêu thụ ít năng lượng hơn.
Không mở cửa tủ quá lâu. Mỗi khi mở tủ lấy đồ ăn, không khí lạnh bên trong sẽ đối lưu rất nhanh với không khí nóng ở bên ngoài, khiến nhiệt độ tủ tăng cao. Từ đó, tủ "ngốn" thêm năng lượng để làm lạnh. Để mức nhiệt phù hợp. Việc điều chỉnh nhiệt độ trung bình trong tủ lạnh có ý nghĩa tiết kiệm điện. Theo các chuyên gia điện máy, ngăn mát chỉ nên để mức 7 – 8 độ C; không nên điều chỉnh dưới 5 độ C. Trong khi đó, ngăn đông nên duy trì mức nhiệt – 18 độ C là phù hợp.
Đưa đồ ăn cần rã đông vào ngăn mát. Khi đưa đồ ăn từ ngăn đá ra sử dụng, nếu không vội, bạn nên đặt chúng vào ngăn mát để chúng tan từ từ. Nhiệt độ thấp từ thực phẩm đông lạnh tỏa ra giúp tủ làm lạnh mà không cần sử dụng nhiều năng lượng. Đặt tủ lạnh ở nơi không khí lưu thông tốt. Khi nhiệt độ bên ngoài cao, lượng nhiệt truyền vào tủ càng nhiều, khiến tủ cần sử dụng thêm năng lượng để làm mát. Để khắc phục, nên đặt tủ lạnh ở nơi thoáng mát vừa có tác dụng tiết kiệm điện, vừa giúp chống ẩm tốt. Mua tủ lạnh có tính năng tiết kiệm điện. Nếu bạn đang có nhu cầu tìm mua tủ lạnh, hãy chọn những chiếc tủ lạnh được dán nhãn Energy Star. Đây là ký hiệu chuẩn về tiết kiệm năng lượng quốc tế trên các sản phẩm kim khí điện máy nói chung.Khi thực phẩm chỉ chiếm diện tích nhỏ, bạn nên tận dụng một vài miếng xốp cho vào tủ. Nhìn chung, khả năng dẫn nhiệt của xốp kém, hầu như không hút lạnh. Làm theo cách trên, dung tích ban đầu của tủ lạnh được thu nhỏ, khiến thời gian làm việc của bộ phận chế lạnh được rút ngắn. Không nên tắt bật thường xuyên. Nếu có nhu cầu sử dụng lâu (khoảng trên 3 ngày), bạn không nên ngắt điện bởi quá trình khởi động sẽ tốn một lượng điện lớn. Chỉ khi không dùng lâu ngày mới nên dọn sạch, lau khô và ngắt điện.
Trữ đồ ăn vừa đủ diện tích tủ. Chị em nên đựng thức ăn vừa đủ diện tích để giúp tủ hoạt động hiệu quả hơn. Thực tế, việc giữ một diện tích lớn ở nhiệt độ thấp còn tốn nhiều năng lượng hơn là làm lạnh đồ ăn. Tuy nhiên không nên vì thế mà tống đầy thức ăn, khiến không gian tủ trở nên chật ních, không khí lạnh khó có thể đối lưu.
Không cho đồ nóng vào tủ lạnh. Việc cho đồ ăn nóng vào tủ lạnh dễ khiến nhiệt độ trong tủ tăng nhanh. Nên để chúng nguội dần ở bên ngoài trước khi cho vào. Bằng cách này, tủ lạnh sẽ tiêu thụ ít năng lượng hơn.
Không mở cửa tủ quá lâu. Mỗi khi mở tủ lấy đồ ăn, không khí lạnh bên trong sẽ đối lưu rất nhanh với không khí nóng ở bên ngoài, khiến nhiệt độ tủ tăng cao. Từ đó, tủ "ngốn" thêm năng lượng để làm lạnh.
Để mức nhiệt phù hợp. Việc điều chỉnh nhiệt độ trung bình trong tủ lạnh có ý nghĩa tiết kiệm điện. Theo các chuyên gia điện máy, ngăn mát chỉ nên để mức 7 – 8 độ C; không nên điều chỉnh dưới 5 độ C. Trong khi đó, ngăn đông nên duy trì mức nhiệt – 18 độ C là phù hợp.
Đưa đồ ăn cần rã đông vào ngăn mát. Khi đưa đồ ăn từ ngăn đá ra sử dụng, nếu không vội, bạn nên đặt chúng vào ngăn mát để chúng tan từ từ. Nhiệt độ thấp từ thực phẩm đông lạnh tỏa ra giúp tủ làm lạnh mà không cần sử dụng nhiều năng lượng.
Đặt tủ lạnh ở nơi không khí lưu thông tốt. Khi nhiệt độ bên ngoài cao, lượng nhiệt truyền vào tủ càng nhiều, khiến tủ cần sử dụng thêm năng lượng để làm mát. Để khắc phục, nên đặt tủ lạnh ở nơi thoáng mát vừa có tác dụng tiết kiệm điện, vừa giúp chống ẩm tốt.
Mua tủ lạnh có tính năng tiết kiệm điện. Nếu bạn đang có nhu cầu tìm mua tủ lạnh, hãy chọn những chiếc tủ lạnh được dán nhãn Energy Star. Đây là ký hiệu chuẩn về tiết kiệm năng lượng quốc tế trên các sản phẩm kim khí điện máy nói chung.
Khi thực phẩm chỉ chiếm diện tích nhỏ, bạn nên tận dụng một vài miếng xốp cho vào tủ. Nhìn chung, khả năng dẫn nhiệt của xốp kém, hầu như không hút lạnh. Làm theo cách trên, dung tích ban đầu của tủ lạnh được thu nhỏ, khiến thời gian làm việc của bộ phận chế lạnh được rút ngắn.
Không nên tắt bật thường xuyên. Nếu có nhu cầu sử dụng lâu (khoảng trên 3 ngày), bạn không nên ngắt điện bởi quá trình khởi động sẽ tốn một lượng điện lớn. Chỉ khi không dùng lâu ngày mới nên dọn sạch, lau khô và ngắt điện.