1. Nồi nhôm: Canh chua, thịt kho… khi bảo quản lâu dễ khiến kim loại ở nồi nhôm thôi ra thực phẩm hoặc đẩy nhanh quá trình oxy hóa bề mặt nồi. Vì thế, lời khuyên dành cho bạn, sau khi nấu bằng nồi nhôm, nên lưu trữ thức ăn bằng đồ sứ, thủy tinh, không để đồ ăn mặn trong nồi nhôm quá 4 tiếng. 2. Nồi đất: Để tránh hiện tượng nồi đất lâu không dùng bị nấm mốc tấn công, bạn nên bảo quản nồi ở nơi khô ráo. Ngoài ra, bạn có thể dùng bột baking soda hòa với nước, ngâm nồi khoảng 20 – 30 phút, rồi dùng bàn chải cọ sạch, để khô rồi lót khăn giấy hút ẩm vào trong nồi. 3. Nồi tráng men: Nồi, xoong có thể biến chất bởi các vết xước hoặc gặp nhiệt cao. Khi sử dụng bạn nên tránh sự thay đổi nhiệt độ đột ngột lạnh/nóng, dễ khiến lớp men bị hỏng, ngấm vào thức ăn, ảnh hưởng đến sức khỏe.
Ngoài nấu ăn, bạn cũng không nên dùng bộ nồi này để đựng thức ăn có chất chua hoặc lên men, khiến chì hoặc lớp men bong ra, ngấm vào thực phẩm.
4. Nồi chảo chống dính: Khi nấu nướng bằng xoong, chảo chống dính không nên để nhiệt độ quá cao hoặc để nồi chảo không trên bếp nóng mà không có thức ăn, dầu ăn phía trên bề mặt. Chúng dễ tạo ra khói độc ảnh hưởng đến hệ hô hấp của bạn.Ngoài ra, bạn nên dùng những dụng cụ nấu ăn bằng gỗ hoặc nhựa chịu nhiệt để bảo vệ bề mặt bên trong của xoong, chảo, tránh trầy xước. Với những đồ dùng đã bong tróc lớp chống dính, bạn nên ngưng sử dụng.Cách tốt nhất để vệ sinh xoong, chảo là dùng miếng bọt biển, cọ rửa nhẹ nhàng, bạn không nên dùng giẻ sắt hoặc thìa, muôi inox cạo thức ăn bám ở đáy nồi. Để làm sạch những lớp thức ăn thừa, bạn nên ngâm chảo, nồi bằng nước ấm 5-10 phút. Khi cọ rửa chảo, xoong nên đợi chúng đã nguội hẳn, nếu đổ dầu rửa bát vào ngay rất dễ có mùi khó chịu, do hóa chất gặp nhiệt cao.
1. Nồi nhôm: Canh chua, thịt kho… khi bảo quản lâu dễ khiến kim loại ở nồi nhôm thôi ra thực phẩm hoặc đẩy nhanh quá trình oxy hóa bề mặt nồi. Vì thế, lời khuyên dành cho bạn, sau khi nấu bằng nồi nhôm, nên lưu trữ thức ăn bằng đồ sứ, thủy tinh, không để đồ ăn mặn trong nồi nhôm quá 4 tiếng.
2. Nồi đất: Để tránh hiện tượng nồi đất lâu không dùng bị nấm mốc tấn công, bạn nên bảo quản nồi ở nơi khô ráo. Ngoài ra, bạn có thể dùng bột baking soda hòa với nước, ngâm nồi khoảng 20 – 30 phút, rồi dùng bàn chải cọ sạch, để khô rồi lót khăn giấy hút ẩm vào trong nồi.
3. Nồi tráng men: Nồi, xoong có thể biến chất bởi các vết xước hoặc gặp nhiệt cao. Khi sử dụng bạn nên tránh sự thay đổi nhiệt độ đột ngột lạnh/nóng, dễ khiến lớp men bị hỏng, ngấm vào thức ăn, ảnh hưởng đến sức khỏe.
Ngoài nấu ăn, bạn cũng không nên dùng bộ nồi này để đựng thức ăn có chất chua hoặc lên men, khiến chì hoặc lớp men bong ra, ngấm vào
thực phẩm.
4. Nồi chảo chống dính: Khi nấu nướng bằng xoong, chảo chống dính không nên để nhiệt độ quá cao hoặc để nồi chảo không trên bếp nóng mà không có thức ăn, dầu ăn phía trên bề mặt. Chúng dễ tạo ra khói độc ảnh hưởng đến hệ hô hấp của bạn.
Ngoài ra, bạn nên dùng những dụng cụ nấu ăn bằng gỗ hoặc nhựa chịu nhiệt để bảo vệ bề mặt bên trong của xoong, chảo, tránh trầy xước.
Với những đồ dùng đã bong tróc lớp chống dính, bạn nên ngưng sử dụng.
Cách tốt nhất để vệ sinh xoong, chảo là dùng miếng bọt biển, cọ rửa nhẹ nhàng, bạn không nên dùng giẻ sắt hoặc thìa, muôi inox cạo thức ăn bám ở đáy nồi. Để làm sạch những lớp thức ăn thừa, bạn nên ngâm chảo, nồi bằng nước ấm 5-10 phút.
Khi cọ rửa chảo, xoong nên đợi chúng đã nguội hẳn, nếu đổ dầu rửa bát vào ngay rất dễ có mùi khó chịu, do
hóa chất gặp nhiệt cao.