|
Tòa nhà của trung tâm Trao đổi Dữ liệu Internet London – một trong những
tòa nhà quan trọng nhất đối với mạng Internet.(Wikipedia/Keithlard/CC
BY-SA 3.0) |
Một phần của câu trả lời nằm tại trung tâm giao dịch Internet London (Linx) - nơi giao dịch lưu lượng trên Internet lớn nhất thế giới. Matthew Prince, CEO của dịch vụ CloudFlare, ước tính chỉ có khoảng 30 cơ sở như Linx trên toàn thế giới.
Nếu bất kì trụ sở nào trong số này ngưng hoạt động - ví dụ như vì mất điện hay động đất, hậu quả sẽ hiển thị rõ ngay tức khác. Nếu phá huỷ cả 30 toà nhà này thì Internet sẽ ngưng hoạt động trên toàn cầu. Tuy nhiên đó là điều khó xảy ra.
Những trụ sở Internet quan trọng như vậy thường được bảo vệ chặt chẽ. Có camera quan sát ở khắp nơi và áp đặt các biện pháp an ninh cần thiết.
Khó để liệt kê số lượng dây nối Internet trên toàn cầu, và những đường dây lớn nhất thường được đặt dưới lòng biển. Trong quá khứ, đã từng xảy ra nhiều trường hợp các đường dây này bị cắt đứt do động đất hoặc do bị neo tàu chạm phải.
Internet – hệ thống khá bền bỉ
Hệ thống Internet được thiết kế để đạt được sự bền bỉ cao. Paul Baran, một kỹ sư người Mỹ gốc Ba Lan là một trong những người ngay từ những năm 60 đã tin rằng mạng lưới liên lạc cần được thiết kế để chịu đựng được cả một cuộc tấn công nguyên tử. Dù một đường dẫn có bị cắt, thông tin vẫn có thể tự tìm đến những đường dẫn khác.
Tất nhiên là khả năng tìm đường dẫn mới của Internet cũng có thể bị sử dụng để chống lại nó, tiêu biểu là các cuộc tấn công từ chối dịch vụ (Denial of service - DDoS). DDoS đang ngày càng trở nên phổ biến hơn.
Một trong những mối lo ngại lớn là đột nhập vào BGP. Đây là giao thức tìm đường nòng cốt trên Internet (Border Gateway Protocol), là hệ thống chọn đường cho lưu lượng Internet.
Từ lâu, BGP được cho là luôn gửi lưu lượng đến đúng hướng. Tuy nhiên những năm gần đây, lưu lượng có thể bị chuyển đi sai hướng, đồng nghĩa với việc một khối lượng lớn dữ liệu Internet có thể bị đánh cắp và sử dụng bởi một bên thứ ba.
Trường hợp xấu nhất
Một vụ tấn công lớn nhằm phá hủy hoàn toàn hệ thống Internet là có thể. Các đợt tấn công vào cơ sở hạ tầng sẽ khó để lại những hậu quả lâu dài. Tuy nhiên nếu tin tặc có thể tìm được một điểm yếu về phần mềm, đó sẽ là vấn đề lớn.
Nếu gây nhiễu tín hiệu ở một mức độ vừa phải, không đủ để không gây tác động lớn đến toàn hệ thống, nhưng lại vừa đủ để gây ảnh hưởng làm các tệp tin không thể đọc được. Máy chủ sau đó sẽ liên tục yêu cầu gửi lại tín hiệu và nó có thể bị chậm lại. Có thể tấn công Internet theo cách này. Tuy nhiên đây cũng chỉ là phỏng đoán nên chưa ai biết là hậu quả sẽ ra sao khi không có Internet.
Hãy thử tưởng tượng công việc, cuộc sống của bạn sẽ như thế nào nếu Internet không còn nữa!