Giải mã thành công bí mật loài “quái vật“

Google News

(Kiến Thức) - Các nhà khoa học thuộc ĐH Manitoba (Canada) và ĐH Liverpool (Anh) tìm ra nguyên nhân cá nhà táng có thể nhịn thở tới 90 phút.

Cá nhà táng đã vượt xa kỷ lục nhịn thở dưới nước của con người (19 phút) do vận động viên lặn tự do người Thụy Sỹ Peter Colat lập năm 2010 khi nó có thể lặn sâu 3 km và nhịn thở tới 90 phút để tìm thức ăn.

Nguyên nhân là máu của chúng có chứa protein myoglobin với cấu trúc phân tử đặc biệt, có khả năng giữ được nhiều oxy hơn. Nhà sinh học Kevin Campbell cho biết những protein này mang nhiều điện, đây là nguyên nhân khiến protein đẩy nhau đi nhanh hơn, và giúp mang được nhiều oxy đến cho các cơ quan trong cơ thể.

“Nguyên nhân là những protein myoglobin có một bề mặt tích tụ điện lớn. Khi phân tử va chạm, các protein myoglobin giữ oxy trong máu có thể được tích lũy với nồng độ cao hơn”- Trưởng nhóm nghiên cứu Micheal Berenbrink từ đại học Liverpool cho hay.

 Cá nhà táng vô địch về nhịn thở nhờ protein myoglobin.

Nhà khoa học Scott Mirceta, người làm việc tại cả 2 trường đại học cho biết: “Chúng tôi rất hứng thú với phát hiện mới này, bởi nó đã giúp làm sáng tỏ những sự thay đổi về giải phẫu học trong giai đoạn chuyển giao từ đất xuống nước của các loài động vật có vú”.

Protein myoglobin còn được tìm thấy trong ADN của những loài động vật có vú trên cạn, từng sống dưới biển. Phát hiện về loại protein mới có thể giúp xác định tổ tiên của một số loài động vật có vú cạn sống ở dưới nước, tạo điều kiện cho chúng ta hoàn thiện hơn sơ đồ tiến hóa của các loài động vật có vú.

Người ta cũng hi vọng rằng phát hiện mới sẽ giúp chúng ta hiểu hơn về một số căn bệnh của con người, có liên quan đến sự tập trung của protein, như bệnh Alzheimer và bệnh tiểu đường.

TIN LIÊN QUAN:

ĐANG ĐỌC NHIỀU:
Hiền Thảo (theo DailyMail)

Bình luận(0)