Pin là một trong những “nút cổ chai” mà các nhà sản xuất thiết bị di động đang cố gắng khắc phục. Tuy nhiên, trong khi màn hình và các thông số khác của điện thoại ngày càng “phình to”, thì ngược lại dung lượng pin vẫn không được cải thiện. Cũng chính nhờ đó mà thị trường pin dự phòng đang ngày càng trở nên sôi động hơn bao giờ hết, với sự tham gia của rất nhiều thương hiệu, đặc biệt là các thương hiệu đến từ Trung Quốc.
Pin càng khủng, giá càng rẻ
Hầu hết những bộ pin dự phòng trên thị trường hiện nay được quảng cáo trên bao bì với dung lượng rất ấn tượng. Một số sản phẩm có kích thước chỉ bằng ba ngón tay nhưng lại được nhà sản xuất tuyên bố với dung lượng lên tới 2.500mAh hoặc thậm chí là 5.000 mAh. Trong khi đó, những sản phẩm có kích thước lớn hơn lại được in thông số lên tới 10.000mAh, hay cá biệt là 20.000mAh.
Dạo quanh một số cung đường tại thành phố Hồ Chí Minh, người dùng dễ dàng mua được một bộ pin sạc dự phòng với giá chỉ vài chục ngàn đến vài trăm ngàn. Những bộ pin này không chỉ được bán trong các cửa hàng linh kiện máy tính, mà thậm chí còn được bày bán tràn lan trên đường.
|
Một viên pin xuất xứ từ Trung Quốc được nhà sản xuất công bố dung lượng lên tới 20.000 mAh. |
Bên trong pin giá rẻ
Theo tìm hiểu của người viết bài, hầu hết các
pin dự phòng giá rẻ trên thị trường hiện nay đều sử dụng các cell pin Nickel-Cadium bên trong. Trong khi đó, các cell pin Nickel-Cadium sử dụng trong ngành công nghiệp chế tạo pin thường có dung lượng từ 1.000mAh đến 2.000mAh. Thông thường, một bộ pin dự phòng loại nhỏ bằng ba ngón tay các nhà sản xuất chỉ sử dụng 1 đến 2 cell pin. Điều này có nghĩa là dung lượng tối đa của chúng hiếm khi vượt qua mức 4.000mAh.
Ngoài ra, khi tháo vỏ, rất nhiều pin dự phòng giá rẻ sử dụng cell pin không rõ nguồn gốc. Những cell pin này hoàn toàn không xác định được dung lượng, hay tên của hãng cung cấp. Do đó, không ai dám đảm bảo rằng những gì mà nhà sản xuất pin dự phòng in trên vỏ hộp là chính xác hay không chính xác.
|
Pin 20.000mAh nhưng chỉ được trang bị 2 cell pin Nickel-Cadium
bên trong. |
|
Một viên pin không nhãn mác được người bán hàng tuyên bố
dung lượng lên tới 5.000mAh. |
Dung lượng tính theo mAh có thực sự chính xác?
Để đánh giá năng lực sạc/xả của pin, các nhà sản xuất thường đo đạc dựa trên chỉ số
C-Rate. Thông thường, dung lượng pin của các thiết bị di động hiện nay được tính theo tỷ lệ 1C, tức là công suất pin tính theo mAh trong vòng 1 giờ. Tuy nhiên, do công suất pin tính theo mAh tỷ lệ thuận với thời gian sạc/xả, nên nhiều nhà sản xuất có thể nâng chỉ số C-rate lên thành 2C hoặc 3C, tương ứng với 2 tiếng hoặc 3 tiếng.
Ví dụ một viên pin có dung lượng thực tại 1C là 2.000mAh, thì khi đo ở 2C sẽ trở thành 4.000mAh, thậm chí nếu đo ở 10C sẽ được con số rất ấn tượng là 10.000mAh.
Chỉ số đo công suất C-rate hiện không đượcnhiều các nhà sản xuất công bố, do đó, việc đánh giá năng lực của pin dựa theo đơn vị mAh của các pin sạc dự phòng chưa chắc đã chính xác. Trong thực tế, rất nhiều người mua những bộ pin có dung lượng lên tới 10.000mAh hay 20.000mAh, nhưng khi sử dụng thì dung lượng thực của chúng không đạt được như con số mong muốn.
Hiện tại, cách tốt nhất để tính được công suất thực của pin dự phòng là sử dụng đơn vị Wh. So với công suất tính theo đơn vị mAh thì công suất tính theo đơn vị Wh chính xác hơn, do chỉ tính trong khoảng thời gian cố định là 1 giờ.
Tuy nhiên, rất ít nhà sản xuất hiện nay công bố dung lượng pin theo đơn vị Wh. Chỉ có một số các sản phẩm chính hãng đến từ những thương hiệu lớn như APC, Samsung… là có in thông tin này trên sản phẩm.