1. T-Mobile Sidekick 3 (2006). Mẫu máy điện thoại màn hình trượt độc đáo Sidekick 3 từng rất được yêu thích tại thị trường Mỹ. Máy được bộ phận giới trẻ thời kỳ đó “chuộng” dùng nhờ tính năng nhắn tin văn bản, mở ra gợi ý phát triển của nhiều hãng về tin nhắn như Skype, Viber… 2. BlackBerry Pearl 8100 (2006). Bên cạnh Sony, Nokia, BlackBerry cũng là tên nổi lên với nhiều sản phẩm được yêu thích. Khách hàng bắt đầu khắt khe hơn khi chọn smartphone và thích các dòng máy có nội dung đa phương tiện nhiều hơn. Pearl 8100 với camera, phần mềm nghe nhạc vì thế rất thịnh thành. 3. Motorola Q (2005). Motorola Q được quảng cáo là thiết bị có bàn phím QWERTY mỏng nhất thế giới khi ra mắt. Máy chạy trên Windows Mobile 5, một máy ảnh 1,3MP, hỗ trợ 3G, Bluetooth, một khe cắm thẻ nhớ và máy nghe nhạc, đây là một trong những điện thoại mà Microsoft khá tự tin khi tung ra thị trường. 4. Nokia N95 (2006). Nokia N95 là điện thoại thông minh do Nokia sản xuất, chạy trên hệ điều hành Symbian v9.2 (platform S60 3rd Edition với Feature Pack 1). Điện thoại sử dụng dạng trượt hai hướng để truy cập đến phím chơi nhạc hoặc bàn phím. N95 cho trải nghiệm chụp ảnh hết sức ấn tượng. 5. Nokia 6300 (2007). Với thiết kế, nhỏ gọn với kiểu dáng đơn giản, đẹp và tinh tế, mỏng hơn 13,1mm, Nokia 6300 mang lại một tập hợp tính năng hiện đại cho người dùng, thời gian thoại lên đến 3,5 giờ và thời gian chờ lên đến 14 ngày. 6. Sony Ericsson K750i (2005). Trang bị camera 2 megapixel với khả năng tự động lấy nét, K750i đình đám một thời còn có thêm tính năng chơi nhạc MP3, hỗ trợ mở rộng dung lượng lưu trữ thông qua thẻ cắm ngoài hết sức tiện ích. 7. Motorola RAZR (2004). Một trong những điện thoại được ghi nhớ trong dòng Motorola là chiếc RAZR V3 nắp gập, bàn phím kim loại và đèn nền ấn tượng. 8. Sony Ericsson P910 (2004). Từng “vang bóng một thời”, chiếc Ericsson P910gây ấn tượng với người dùng với thiết kế màn hình lớn và là model rất thành công khi hướng tới người dùng doanh nhân. 9. Nokia 3310. Ra mắt lần đầu vào năm 2000, Nokia 3310 bán ra hơn 125 triệu chiếc, đây là thiết bị được mệnh danh “trâu bò” nhất về độ bền, thời lượng pin của Nokia. Công ty Lekki (Pháp) chuyên phụchồi các dòng điện thoại cổ lỗ từng hồi sinh 3310 vì độ yêu thích của thiết bị vẫn chưa hề giảm nhiệt so với hàng chục năm trước đây. 10. Nokia E51 (2000). Tính năng gửi tin nhắn và thư điện tử thông minh được tích hợp trong chiếc Nokia E51 kiểu dáng đẹp và hiệu quả, Nokia E51 được xem như là giải pháp email cho doanh nhân rất tiện ích khi thiết bị ra mắt.
1. T-Mobile Sidekick 3 (2006). Mẫu máy điện thoại màn hình trượt độc đáo Sidekick 3 từng rất được yêu thích tại thị trường Mỹ. Máy được bộ phận giới trẻ thời kỳ đó “chuộng” dùng nhờ tính năng nhắn tin văn bản, mở ra gợi ý phát triển của nhiều hãng về tin nhắn như Skype, Viber…
2. BlackBerry Pearl 8100 (2006). Bên cạnh Sony, Nokia, BlackBerry cũng là tên nổi lên với nhiều sản phẩm được yêu thích. Khách hàng bắt đầu khắt khe hơn khi chọn smartphone và thích các dòng máy có nội dung đa phương tiện nhiều hơn. Pearl 8100 với camera, phần mềm nghe nhạc vì thế rất thịnh thành.
3. Motorola Q (2005). Motorola Q được quảng cáo là thiết bị có bàn phím QWERTY mỏng nhất thế giới khi ra mắt. Máy chạy trên Windows Mobile 5, một máy ảnh 1,3MP, hỗ trợ 3G, Bluetooth, một khe cắm thẻ nhớ và máy nghe nhạc, đây là một trong những điện thoại mà Microsoft khá tự tin khi tung ra thị trường.
4. Nokia N95 (2006). Nokia N95 là điện thoại thông minh do Nokia sản xuất, chạy trên hệ điều hành Symbian v9.2 (platform S60 3rd Edition với Feature Pack 1). Điện thoại sử dụng dạng trượt hai hướng để truy cập đến phím chơi nhạc hoặc bàn phím. N95 cho trải nghiệm chụp ảnh hết sức ấn tượng.
5. Nokia 6300 (2007). Với thiết kế, nhỏ gọn với kiểu dáng đơn giản, đẹp và tinh tế, mỏng hơn 13,1mm, Nokia 6300 mang lại một tập hợp tính năng hiện đại cho người dùng, thời gian thoại lên đến 3,5 giờ và thời gian chờ lên đến 14 ngày.
6. Sony Ericsson K750i (2005). Trang bị camera 2 megapixel với khả năng tự động lấy nét, K750i đình đám một thời còn có thêm tính năng chơi nhạc MP3, hỗ trợ mở rộng dung lượng lưu trữ thông qua thẻ cắm ngoài hết sức tiện ích.
7. Motorola RAZR (2004). Một trong những điện thoại được ghi nhớ trong dòng Motorola là chiếc RAZR V3 nắp gập, bàn phím kim loại và đèn nền ấn tượng.
8. Sony Ericsson P910 (2004). Từng “vang bóng một thời”, chiếc Ericsson P910gây ấn tượng với người dùng với thiết kế màn hình lớn và là model rất thành công khi hướng tới người dùng doanh nhân.
9. Nokia 3310. Ra mắt lần đầu vào năm 2000, Nokia 3310 bán ra hơn 125 triệu chiếc, đây là thiết bị được mệnh danh “trâu bò” nhất về độ bền, thời lượng pin của Nokia. Công ty Lekki (Pháp) chuyên phụchồi các dòng điện thoại cổ lỗ từng hồi sinh 3310 vì độ yêu thích của thiết bị vẫn chưa hề giảm nhiệt so với hàng chục năm trước đây.
10. Nokia E51 (2000). Tính năng gửi tin nhắn và thư điện tử thông minh được tích hợp trong chiếc Nokia E51 kiểu dáng đẹp và hiệu quả, Nokia E51 được xem như là giải pháp email cho doanh nhân rất tiện ích khi thiết bị ra mắt.