Mũ trắng, mũ đen và mũ xám
Không phải dựa trên sức mạnh của bom đạn mà chính Internet sẽ là vũ khí chính để các nhóm hacker đối chọi nhau. Câu hỏi đặt ra nhóm hacker mũ đen, nhóm hacker mũ trắng là ai?
Nhóm hacker mũ trắng và nhóm haker mũ đen còn có tên gọi khác là Chiến binh mũ trắng, chiến binh mũ đen. Giới "giang hồ trên mạng" gọi S. là hacker mũ trắng (white hat), T. là hacker mũ đen (black hat), gọi X. là hacker mũ xám (grey hat) nhưng hiện nay, giới hacker chia làm 2 phe:
Một bên là phe mũ trắng (white hat) một bên và mũ đen (black hat), mũ xám (gray hat) một bên. Nhưng thực tế, cả mũ trắng, mũ xám lẫn mũ đen đều ở cùng một thế giới ảo và cả thế giới bình thường ở phía còn lại.
|
Ranh giới giữa hacker mũ đen và hacker mũ trắng rất mong manh. Ảnh minh họa |
Trao đổi với anh Đ., một nhân viên từng công tác trong một Công ty an ninh mạng cho biết: “Lằn ranh giữa hacker mũ trắng và hacker mũ đen rất mong manh. Cùng sở hữu một công cụ trong tay, nhưng nếu bạn dùng để tấn công một máy nào đó thì đã cho mình là hacker và nghĩ là mọi người sẽ nhìn mình với ánh mắt thán phục. Thực tế, không mấy người ngoài nghành biết đến tên tuổi của những hacker thực thụ”.
“Một hacker thực thụ chỉ chú tâm nghiên cứu tìm tòi chứ không làm chuyện phạm pháp. Nếu nhiều người đều hiểu hacker là những kẻ phá phách, phá hoại, xâm nhập mạng trái phép… có thể một phần là do tin tức trên báo chí và các mạng”, Đ. Nhấn mạnh.
Ai nắm trong tay chìa khóa vạn năng?
Đ. Cho biết thêm: “Đã có những lúc người ta phân biệt rõ ràng ranh giới của màu mũ: hacker hoạt động hướng thiện, tích cực là hacker mũ trắng, còn hacker mũ đen là những hacker chuyên đi phá rối, xâm nhập trái phép các website, các kho thông tin, dữ liệu trên Internet, tức làm những chuyện phạm pháp…”
Thật khó để có thể đánh giá được sự khác biệt giữa "hack hợp pháp" và hack phạm pháp. Song bản chất họ đều là hacking, sự khác biệt duy nhất ở đây là mục đích. Một khi hacker đã có trong tay chìa khoá vạn năng có thể mở nhiều kho tàng quý giá và biết rất rõ cách để người ta không phát hiện ra mình vậy thì ai. Bản thân có dám khẳng định là sẽ không bao giờ anh phạm tội? Mũ trắng, mũ xám hay mũ đen là thế”, Đ. Nói.
Một điều nữa có thể nhận biết “màu sắc của những chiếc mũ” chính là đạo đức và pháp luật, nhưng đối với hacker, đạo đức cũng như pháp luật đều có lổ hổng, như tất cả những vấn đề khác. Chính ý thức của hacker sẽ quyết định cho màu mũ của họ chứ không ai khác cả…”, Đ. nhấn mạnh.
Hiểu theo một nghĩa khác, hacker mũ trắng là từ thường được gọi những người mà hành động thâm nhập và thay đổi hệ thống của họ được xem là tốt, để đưa ra cảnh báo, chẳng hạn như những nhà bảo mật, lập trình viên, chuyên viên mạng máy tính. Hacker mũ đen là từ thường được gọi những người mà hành động thâm nhập là có mục đích phá hoại, hoặc vi phạm pháp luật.