Đóng ứng dụng sẽ giúp tăng tốc (và tiết kiệm pin) cho iPhone. Phần đông người dùng iPhone (cũng như iPod Touch và iPad) đều tin rằng tắt các ứng dụng ở màn hình đa nhiệm (nhấn nút Home 2 lần) sẽ giúp đóng hoàn toàn ứng dụng dưới nền, giúp tiết kiệm pin và tăng hiệu năng xử lý. Thực tế, nếu như iPhone vẫn còn thừa RAM, hành động tắt ứng dụng trong giao diện đa nhiệm sẽ khiến... tốn pin hơn. Lý do là bởi khi bạn khởi động lại ứng dụng vừa tắt, iOS sẽ phải tiến hành tải ứng dụng này vào RAM một lần nữa. Sử dụng các chương trình Task Killer (Tự động tắt ứng dụng) sẽ giúp tăng tốc Android. Suy nghĩ sai lầm về ứng dụng smartphone không chỉ tồn tại trên iOS mà còn tồn tại trên cả Android. Các ứng dụng Task Killer sẽ tự động ngắt ứng dụng một cách "thông minh", giúp bạn thu lại dung lượng RAM bị các ứng dụng dưới nền chiếm đóng. Song thực tế, tương tự như trên iOS, việc tắt các ứng dụng dưới nền sẽ làm tiêu tốn thêm pin và hiệu năng xử lý. Bạn cần phải dùng cạn pin trước khi cắm sạc. Nhờ có hiểu biết ngày càng gia tăng, phần đông người dùng không còn để điện thoại cạn pin rồi mới cắm sạc. Song, rất nhiều người vẫn giữ lại các "mẹo" sạc pin từ thời kỳ điện thoại "cục gạch", theo đó người dùng cần phải dùng cạn pin trước khi cắm sạc. Nhiều người dùng cũng sẽ ngại phải cắm pin khi thời lượng vẫn còn ở mức 80%. Song, với công nghệ pin Li-ion phổ biến hiện nay, bạn không cần phải áp dụng các "mẹo" cũ nữa. Bạn có thể cắm sạc bất cứ lúc nào bạn muốn, dù là ở 10% hay 90%. Bạn chỉ nên dùng loại sạc đi kèm với thiết bị. Nhiều người vẫn cho rằng chỉ có củ sạc đi kèm với thiết bị mới có thể đảm bảo cho tuổi thọ pin của smartphone/tablet hay các thiết bị di động khác. Song, do tất cả các thiết bị di động đều sử dụng củ sạc chuẩn USB, bạn có thể cắm thiết bị của mình vào bất cứ củ sạc nào – miễn là củ sạc đó là sạc của một nhà sản xuất tên tuổi. Bạn cần phải mua miếng dán để chống xước cho màn hình. Nhưng với sự ra đời của các loại kính bảo vệ cao cấp như Gorilla Glass, miếng dán bảo vệ màn hình không còn nhiều ý nghĩa. Các loại kính này có độ cứng rất cao, và miễn là bạn không quăng quật điện thoại của mình quá mức, màn hình có Gorilla bảo vệ sẽ không bị xước một chút nào. Android rất dễ bị nhiễm virus. Nói một cách chính xác, smartphone thường không bị nhiễm "virus". Virus là các mã độc có khả năng tự nhân bản gây ảnh hưởng trầm trọng tới hiệu năng của thiết bị. Trong thời đại di động, bạn sẽ phải lo lắng về adware (mã độc quảng cáo), spyware (đánh cắp thông tin) và các mã độc có mục đích kinh tế khác hơn các các con virus được viết để "phá hoại cho vui" của thời kỳ Windows.
Đóng ứng dụng sẽ giúp tăng tốc (và tiết kiệm pin) cho iPhone. Phần đông người dùng iPhone (cũng như iPod Touch và iPad) đều tin rằng tắt các ứng dụng ở màn hình đa nhiệm (nhấn nút Home 2 lần) sẽ giúp đóng hoàn toàn ứng dụng dưới nền, giúp tiết kiệm pin và tăng hiệu năng xử lý. Thực tế, nếu như iPhone vẫn còn thừa RAM, hành động tắt ứng dụng trong giao diện đa nhiệm sẽ khiến... tốn pin hơn. Lý do là bởi khi bạn khởi động lại ứng dụng vừa tắt, iOS sẽ phải tiến hành tải ứng dụng này vào RAM một lần nữa.
Sử dụng các chương trình Task Killer (Tự động tắt ứng dụng) sẽ giúp tăng tốc Android. Suy nghĩ sai lầm về ứng dụng smartphone không chỉ tồn tại trên iOS mà còn tồn tại trên cả Android. Các ứng dụng Task Killer sẽ tự động ngắt ứng dụng một cách "thông minh", giúp bạn thu lại dung lượng RAM bị các ứng dụng dưới nền chiếm đóng. Song thực tế, tương tự như trên iOS, việc tắt các ứng dụng dưới nền sẽ làm tiêu tốn thêm pin và hiệu năng xử lý.
Bạn cần phải dùng cạn pin trước khi cắm sạc. Nhờ có hiểu biết ngày càng gia tăng, phần đông người dùng không còn để điện thoại cạn pin rồi mới cắm sạc. Song, rất nhiều người vẫn giữ lại các "mẹo" sạc pin từ thời kỳ điện thoại "cục gạch", theo đó người dùng cần phải dùng cạn pin trước khi cắm sạc. Nhiều người dùng cũng sẽ ngại phải cắm pin khi thời lượng vẫn còn ở mức 80%. Song, với công nghệ pin Li-ion phổ biến hiện nay, bạn không cần phải áp dụng các "mẹo" cũ nữa. Bạn có thể cắm sạc bất cứ lúc nào bạn muốn, dù là ở 10% hay 90%.
Bạn chỉ nên dùng loại sạc đi kèm với thiết bị. Nhiều người vẫn cho rằng chỉ có củ sạc đi kèm với thiết bị mới có thể đảm bảo cho tuổi thọ pin của smartphone/tablet hay các thiết bị di động khác. Song, do tất cả các thiết bị di động đều sử dụng củ sạc chuẩn USB, bạn có thể cắm thiết bị của mình vào bất cứ củ sạc nào – miễn là củ sạc đó là sạc của một nhà sản xuất tên tuổi.
Bạn cần phải mua miếng dán để chống xước cho màn hình. Nhưng với sự ra đời của các loại kính bảo vệ cao cấp như Gorilla Glass, miếng dán bảo vệ màn hình không còn nhiều ý nghĩa. Các loại kính này có độ cứng rất cao, và miễn là bạn không quăng quật điện thoại của mình quá mức, màn hình có Gorilla bảo vệ sẽ không bị xước một chút nào.
Android rất dễ bị nhiễm virus. Nói một cách chính xác, smartphone thường không bị nhiễm "virus". Virus là các mã độc có khả năng tự nhân bản gây ảnh hưởng trầm trọng tới hiệu năng của thiết bị. Trong thời đại di động, bạn sẽ phải lo lắng về adware (mã độc quảng cáo), spyware (đánh cắp thông tin) và các mã độc có mục đích kinh tế khác hơn các các con virus được viết để "phá hoại cho vui" của thời kỳ Windows.