Mỹ là đội duy nhất nằm trong top ba cả tám kỳ World Cup nữ trước, trong đó có chức vô địch 1991, 1999, 2015 và 2019, á quân 2011, hạng ba 1995, 2003 và 2007.World Cup nữ 2023 chứng kiến tám đội lần đầu dự giải – nhiều nhất lịch sử gồm Haiti, Morocco, Panama, Philippines, Bồ Đào Nha, Cộng hoà Ireland, Việt Nam và Zambia. Con số này có được từ việc FIFA lần đầu tăng số đội tham dự từ 24 lên 32.Marta, với 17 bàn, là cầu thủ ghi nhiều bàn nhất lịch sử World Cup nữ từ 2003 đến nay và là cầu thủ duy nhất trong top năm còn thi đấu.Michelle Akers của Mỹ, với 10 bàn, là cầu thủ ghi nhiều bàn nhất một kỳ World Cup nữ lập năm 1991. Kỷ lục đến nay khó bị xô đổ khi các vua phá lưới sau này chỉ ghi tối đa bảy bàn.Tiền đạo Christine Sinclair đã ghi 190 bàn cho đội tuyển Canada – nhiều nhất lịch sử bóng đá nam và nữ, hơn Cristiano Ronaldo 67 bàn. Số pha lập công của Sinclair nhiều hơn 21 đội tuyển khác tại World Cup nữ 2023.107 cầu thủ đang thi đấu ở Anh có mặt tại World Cup nữ 2023 thuộc 18 đội gồm Anh, Australia, Brazil, Canada, Đan Mạch, Pháp, Đức, Jamaica, Nhật Bản, Hàn Quốc, Morocco, Hà Lan, New Zealand, Nigeria, Na Uy, Cộng hoà Ireland, Thuỵ Điển, Thuỵ Sĩ. Xếp sau là Mỹ với 84 cầu thủ, Tây Ban Nha (72), Pháp (59) và Italy (40).Barcelona là CLB có nhiều cầu thủ dự giải nhất với 18 người, thuộc đội tuyển Brazil, Anh, Italy, Nigeria, Na Uy, Tây Ban Nha, Thuỵ Điển và Thuỵ Sĩ.10 cầu thủ đến Australia và New Zealand với tư cách nhà vô địch World Cup. Nhật Bản có hậu vệ Saki Kumagai vô địch 2011. Mỹ có Julie Ertz, Alex Morgan, Alyssa Naeher, Kelley O’Hara, Megan Rapinoe vô địch 2015 và 2019; Crystal Dunn, Lindsey Horan, Rose Lavelle và Emily Sonnett vô địch 2019.Australia có chín cầu thủ khoác áo ĐTQG trên 100 trận dự giải, vượt qua kỷ lục của Mỹ lập kỳ trước với tám người. Các cầu thủ Australia gồm Clare Polkinghorne (156 trận), Emily van Egmond (127), Sam Kerr (120), Tameka Yallop (112), Kyah Simon (111), Steph Catley (109), Caitlin Foord (108), Alanna Kennedy (108) và Lydia Williams (102).Năm HLV từng là cầu thủ dự giải gồm Shui Qingxia của Trung Quốc (1991 và 1995), Hege Riise của Na Uy (1991, 1995, 1999 và 2003), Pia Sundhage của Thuỵ Điển (1991 và 1995), Martina Voss-Tecklenburg của Đức (1999 và 2011), Inaka Grings của Thuỵ Sĩ (1999 và 2011).
Mỹ là đội duy nhất nằm trong top ba cả tám kỳ World Cup nữ trước, trong đó có chức vô địch 1991, 1999, 2015 và 2019, á quân 2011, hạng ba 1995, 2003 và 2007.
World Cup nữ 2023 chứng kiến tám đội lần đầu dự giải – nhiều nhất lịch sử gồm Haiti, Morocco, Panama, Philippines, Bồ Đào Nha, Cộng hoà Ireland, Việt Nam và Zambia. Con số này có được từ việc FIFA lần đầu tăng số đội tham dự từ 24 lên 32.
Marta, với 17 bàn, là cầu thủ ghi nhiều bàn nhất lịch sử World Cup nữ từ 2003 đến nay và là cầu thủ duy nhất trong top năm còn thi đấu.
Michelle Akers của Mỹ, với 10 bàn, là cầu thủ ghi nhiều bàn nhất một kỳ World Cup nữ lập năm 1991. Kỷ lục đến nay khó bị xô đổ khi các vua phá lưới sau này chỉ ghi tối đa bảy bàn.
Tiền đạo Christine Sinclair đã ghi 190 bàn cho đội tuyển Canada – nhiều nhất lịch sử bóng đá nam và nữ, hơn Cristiano Ronaldo 67 bàn. Số pha lập công của Sinclair nhiều hơn 21 đội tuyển khác tại World Cup nữ 2023.
107 cầu thủ đang thi đấu ở Anh có mặt tại World Cup nữ 2023 thuộc 18 đội gồm Anh, Australia, Brazil, Canada, Đan Mạch, Pháp, Đức, Jamaica, Nhật Bản, Hàn Quốc, Morocco, Hà Lan, New Zealand, Nigeria, Na Uy, Cộng hoà Ireland, Thuỵ Điển, Thuỵ Sĩ. Xếp sau là Mỹ với 84 cầu thủ, Tây Ban Nha (72), Pháp (59) và Italy (40).
Barcelona là CLB có nhiều cầu thủ dự giải nhất với 18 người, thuộc đội tuyển Brazil, Anh, Italy, Nigeria, Na Uy, Tây Ban Nha, Thuỵ Điển và Thuỵ Sĩ.
10 cầu thủ đến Australia và New Zealand với tư cách nhà vô địch World Cup. Nhật Bản có hậu vệ Saki Kumagai vô địch 2011. Mỹ có Julie Ertz, Alex Morgan, Alyssa Naeher, Kelley O’Hara, Megan Rapinoe vô địch 2015 và 2019; Crystal Dunn, Lindsey Horan, Rose Lavelle và Emily Sonnett vô địch 2019.
Australia có chín cầu thủ khoác áo ĐTQG trên 100 trận dự giải, vượt qua kỷ lục của Mỹ lập kỳ trước với tám người. Các cầu thủ Australia gồm Clare Polkinghorne (156 trận), Emily van Egmond (127), Sam Kerr (120), Tameka Yallop (112), Kyah Simon (111), Steph Catley (109), Caitlin Foord (108), Alanna Kennedy (108) và Lydia Williams (102).
Năm HLV từng là cầu thủ dự giải gồm Shui Qingxia của Trung Quốc (1991 và 1995), Hege Riise của Na Uy (1991, 1995, 1999 và 2003), Pia Sundhage của Thuỵ Điển (1991 và 1995), Martina Voss-Tecklenburg của Đức (1999 và 2011), Inaka Grings của Thuỵ Sĩ (1999 và 2011).