Từ 5 vòng tròn biểu tượng của Olympic cho đến cá mập, sư tử, thông điệp truyền cảm hứng, những VĐV đến từ khắp nơi trên thế giới đang thoải mái phô bày loạt hình xăm độc đáo của mình tại Thế vận hội Tokyo 2020. Điều này là bất thường trong văn hóa Nhật Bản nói chung - nơi những vết mực trên da vẫn thường bị chê bai, miệt thị.Một vận động viên bơi lội Olympic xuất hiện với hình xăm cá mập màu xanh nổi bật trên phần eo, trong buổi tập luyện dành cho các cuộc thi bơi tại Tokyo Aquatics Centre, hôm 25/7.Kình ngư người Anh Adam Peaty đã ăn mừng tấm huy chương vàng Olympic 2016 bằng một hình xăm sư tử lớn trên cánh tay với thông điệp: "Be Your Own King". 5 năm sau, hình xăm đặc biệt của Peaty tiếp tục gây chú ý khi anh giành huy chương vàng thứ hai nội dung 100 m bơi ếch ở Olympic Tokyo.VĐV trượt ván người Mỹ Nyjah Huston có vết mực phủ kín 90% cơ thể. Với Huston, mỗi hình xăm đều có ý nghĩa riêng và anh không hối hận kể cả những vết mực có liên quan đến người yêu cũ. Khi được GQ Sports hỏi có bao nhiêu hình xăm, VĐV sinh năm 1994 trả lời: "Tôi biết mình sẽ được hỏi điều này. Có lẽ tôi nên ngồi xuống và thực sự đếm chúng. Nếu phải đưa ra một con số, tôi sẽ nói khoảng 200".Hình xăm từng là điều cấm kỵ tại nhiều nước khi gắn liền với tội phạm hoặc bị xã hội chối bỏ. Tuy nhiên kể từ những năm 1970, hình xăm đã trở nên phổ biến ở các nước phương Tây và giờ đây được nhìn nhận ngày càng tích cực hơn tại những quốc gia châu Á. Xu hướng này được phản ánh rõ qua các sự kiện thể thao quốc tế như Olympic, theo CNN.Tuy nhiên, khi Olympic được tổ chức tại Nhật Bản, quốc gia vẫn còn nhiều định kiến đối với hình xăm, không ít người từng lo ngại các vận động viên, du khách quốc tế xăm mình sẽ gặp nhiều khó khăn. Nhưng theo SCMP, nỗi lo này giờ đây đã bị Covid-19 nhấn chìm. Khi không có khán giả hoặc khách du lịch quốc tế tới Nhật Bản trong kỳ Olympic này, việc phô bày hình xăm hay không có lẽ không còn là vấn đề quá lớn.Tại Thế vận hội năm nay, dù có hay không sự kỳ thị, những hình xăm vẫn đang được phô bày đầy đủ, đặc biệt là hình ảnh 5 vòng tròn trên logo Olympic. VĐV bơi lội người Canada Victor Davis được ghi nhận là người đầu tiên xăm biểu tượng của Thế vận hội vào năm 1984. 4 năm sau, kình ngư người Mỹ Chris Jacobs, sau 3 lần giành huy chương tại Olympic Seoul, cũng đã xăm những vòng tròn lấy cảm hứng từ Davis, theo WBUR. Kể từ đó, nhiều thế hệ VĐV Olympic, đặc biệt trong môn bơi lội, cũng có cho mình hình xăm tương tự.VĐV bóng chuyền Cộng hòa Dominica Brenda Castillo và VĐV lướt ván buồm người Ba Lan Zofia Noceti-Klepacka có nhiều hình xăm lớn trên cánh tay, bàn tay, cổ.
Từ 5 vòng tròn biểu tượng của Olympic cho đến cá mập, sư tử, thông điệp truyền cảm hứng, những VĐV đến từ khắp nơi trên thế giới đang thoải mái phô bày loạt hình xăm độc đáo của mình tại Thế vận hội Tokyo 2020. Điều này là bất thường trong văn hóa Nhật Bản nói chung - nơi những vết mực trên da vẫn thường bị chê bai, miệt thị.
Một vận động viên bơi lội Olympic xuất hiện với hình xăm cá mập màu xanh nổi bật trên phần eo, trong buổi tập luyện dành cho các cuộc thi bơi tại Tokyo Aquatics Centre, hôm 25/7.
Kình ngư người Anh Adam Peaty đã ăn mừng tấm huy chương vàng Olympic 2016 bằng một hình xăm sư tử lớn trên cánh tay với thông điệp: "Be Your Own King". 5 năm sau, hình xăm đặc biệt của Peaty tiếp tục gây chú ý khi anh giành huy chương vàng thứ hai nội dung 100 m bơi ếch ở Olympic Tokyo.
VĐV trượt ván người Mỹ Nyjah Huston có vết mực phủ kín 90% cơ thể. Với Huston, mỗi hình xăm đều có ý nghĩa riêng và anh không hối hận kể cả những vết mực có liên quan đến người yêu cũ. Khi được GQ Sports hỏi có bao nhiêu hình xăm, VĐV sinh năm 1994 trả lời: "Tôi biết mình sẽ được hỏi điều này. Có lẽ tôi nên ngồi xuống và thực sự đếm chúng. Nếu phải đưa ra một con số, tôi sẽ nói khoảng 200".
Hình xăm từng là điều cấm kỵ tại nhiều nước khi gắn liền với tội phạm hoặc bị xã hội chối bỏ. Tuy nhiên kể từ những năm 1970, hình xăm đã trở nên phổ biến ở các nước phương Tây và giờ đây được nhìn nhận ngày càng tích cực hơn tại những quốc gia châu Á. Xu hướng này được phản ánh rõ qua các sự kiện thể thao quốc tế như Olympic, theo CNN.
Tuy nhiên, khi Olympic được tổ chức tại Nhật Bản, quốc gia vẫn còn nhiều định kiến đối với hình xăm, không ít người từng lo ngại các vận động viên, du khách quốc tế xăm mình sẽ gặp nhiều khó khăn. Nhưng theo SCMP, nỗi lo này giờ đây đã bị Covid-19 nhấn chìm. Khi không có khán giả hoặc khách du lịch quốc tế tới Nhật Bản trong kỳ Olympic này, việc phô bày hình xăm hay không có lẽ không còn là vấn đề quá lớn.
Tại Thế vận hội năm nay, dù có hay không sự kỳ thị, những hình xăm vẫn đang được phô bày đầy đủ, đặc biệt là hình ảnh 5 vòng tròn trên logo Olympic. VĐV bơi lội người Canada Victor Davis được ghi nhận là người đầu tiên xăm biểu tượng của Thế vận hội vào năm 1984. 4 năm sau, kình ngư người Mỹ Chris Jacobs, sau 3 lần giành huy chương tại Olympic Seoul, cũng đã xăm những vòng tròn lấy cảm hứng từ Davis, theo WBUR. Kể từ đó, nhiều thế hệ VĐV Olympic, đặc biệt trong môn bơi lội, cũng có cho mình hình xăm tương tự.
VĐV bóng chuyền Cộng hòa Dominica Brenda Castillo và VĐV lướt ván buồm người Ba Lan Zofia Noceti-Klepacka có nhiều hình xăm lớn trên cánh tay, bàn tay, cổ.