Thời gian gần đây, giới trẻ nhiều nước trên thế giới hưởng ứng trào lưu đăng ảnh "mugshot" làm xấu bản thân lên mạng xã hội. "Mugshot" là các bức ảnh chân dung nghi phạm ở nhiều góc mặt được cảnh sát chụp lại khi mới bắt giữ để phục vụ công tác điều tra.Trào lưu này xuất phát từ một số clip "biến hình" đăng tải trên ứng dụng video TikTok, khi người tham gia cố tình trang điểm bản thân như đang bị thương. Sau khi được nhiều influencer, blogger nổi tiếng như James Charles, Corinna Kopf và Avani Gregg hưởng ứng, trào lưu này mới được nhiều bạn trẻ biết tới, đặc biệt ở các nước phương Tây.Thay vì xuất hiện với vẻ ngoài lung linh, nhiều người không ngại khiến bản thân trông "tàn tạ", nguy hiểm trong các bức hình "mugshot". Một số còn dùng thủ thuật trang điểm để tạo vết thương giả, vết bầm tím để lên hình "ngầu", nguy hiểm hơn.Không chỉ vậy, nhiều bạn trẻ còn "đầu tư" phần bảng đo chiều cao phía sau hoặc tấm bảng ghi "tội danh" tự bịa ra để bức ảnh thêm phần chân thực.Tuy nhiên, trào lưu này bị lên án vì cho rằng sẽ cổ xúy hành vi bạo lực, tội ác. Bên cạnh đó, những nạn nhân thực sự của bạo lực gia đình hay tội phạm sẽ không thấy thoải mái khi nhìn những bức ảnh "mugshot" giả mạo này.Beauty blogger James Charles cũng nhanh chóng phải xóa bức ảnh "mugshot" tại trang cá nhân hơn 5 triệu lượt theo dõi sau khi nhận thấy sự phản ứng từ dân mạng. Sau đó, nhiều influencer khác cũng làm điều tương tự và lên tiếng giải thích rằng mình chỉ bắt trend chứ không hề có ý định cổ xúy bạo lực.Trước "mugshot", nhiều trào lưu của giới trẻ cũng từng bị lên án như "chụp trộm trên phố", "trào lưu nhảy trên mái nhà" hay "kiss cam"... Phần lớn những trào lưu này đều cổ xúy tư tưởng lệch lạc hoặc gây nguy hiểm tới bản thân người tham gia hoặc những người xung quanh.
Thời gian gần đây, giới trẻ nhiều nước trên thế giới hưởng ứng trào lưu đăng ảnh "mugshot" làm xấu bản thân lên mạng xã hội. "Mugshot" là các bức ảnh chân dung nghi phạm ở nhiều góc mặt được cảnh sát chụp lại khi mới bắt giữ để phục vụ công tác điều tra.
Trào lưu này xuất phát từ một số clip "biến hình" đăng tải trên ứng dụng video TikTok, khi người tham gia cố tình trang điểm bản thân như đang bị thương. Sau khi được nhiều influencer, blogger nổi tiếng như James Charles, Corinna Kopf và Avani Gregg hưởng ứng, trào lưu này mới được nhiều bạn trẻ biết tới, đặc biệt ở các nước phương Tây.
Thay vì xuất hiện với vẻ ngoài lung linh, nhiều người không ngại khiến bản thân trông "tàn tạ", nguy hiểm trong các bức hình "mugshot". Một số còn dùng thủ thuật trang điểm để tạo vết thương giả, vết bầm tím để lên hình "ngầu", nguy hiểm hơn.
Không chỉ vậy, nhiều bạn trẻ còn "đầu tư" phần bảng đo chiều cao phía sau hoặc tấm bảng ghi "tội danh" tự bịa ra để bức ảnh thêm phần chân thực.
Tuy nhiên, trào lưu này bị lên án vì cho rằng sẽ cổ xúy hành vi bạo lực, tội ác. Bên cạnh đó, những nạn nhân thực sự của bạo lực gia đình hay tội phạm sẽ không thấy thoải mái khi nhìn những bức ảnh "mugshot" giả mạo này.
Beauty blogger James Charles cũng nhanh chóng phải xóa bức ảnh "mugshot" tại trang cá nhân hơn 5 triệu lượt theo dõi sau khi nhận thấy sự phản ứng từ dân mạng. Sau đó, nhiều influencer khác cũng làm điều tương tự và lên tiếng giải thích rằng mình chỉ bắt trend chứ không hề có ý định cổ xúy bạo lực.
Trước "mugshot", nhiều trào lưu của giới trẻ cũng từng bị lên án như "chụp trộm trên phố", "trào lưu nhảy trên mái nhà" hay "kiss cam"... Phần lớn những trào lưu này đều cổ xúy tư tưởng lệch lạc hoặc gây nguy hiểm tới bản thân người tham gia hoặc những người xung quanh.