Hang Bua theo tiếng Thái là thẳm Bua được hình thành trên dãy núi đá vôi Phà Én thuộc bản Na Nhàng, xã Châu Tiến, huyện Quỳ Châu, cách thành phố Vinh 170 km về phía Tây Bắc.Trải qua hàng triệu năm kiến tạo của địa tầng tự nhiên đã tạo cho hang Bua một vẻ đẹp vô cùng kỳ vĩ và huyền bí. Hang Bua gắn với huyền sử dân gian của đồng bào Thái, trong đó có chuyện về những mối tình của chàng Khủn Tinh, một nhân vật anh hùng trong sử thi của người Thái bản địa.Lòng hang khá rộng, có nhiều măng đá, trụ đá, nhũ đá tạo nên những hình thù sống động. Các khối đá trong hang được thiên nhiên gọt dũa tạo thành những hình thù trừu tượng như ruộng bậc thang, bộ cồng chiêng, giường công chúa… hay những dụng cụ gắn liền với cuộc sống thời xưa của người Thái như dao, nỏ, liềm…Tại hang Bua các nhà khảo cổ học từng tìm thấy các hóa thạch của nhiều loài động vật cổ xưa. Cũng tại đây, người ta còn tìm thấy dấu tích của người Việt cổ qua các công cụ lao động sản xuất như rìu đá thời kỳ đồ đá mới.Không chỉ là một thắng cảnh đẹp, hang Bua còn có giá trị về di tích khảo cổ học. Năm 2015, theo chương trình “Nghiên cứu hệ thống các di tích khảo cổ hang động miền núi tỉnh Nghệ An” của Viện Khảo cổ học, các nhà khoa học đã thu được các di tích hậu kỳ Đá cũ (cách đây khoảng 40.000 - 15.000 năm) với kỹ thuật ghè đẽo thô sơ, nằm cùng hóa thạch của nhiều loài động vật trong trầm tích màu vàng rắn chắc.Những lớp thạch nhũ với nhiều hình thù phong phú, đa dạng, hết sức kỳ thú.Với phong cảnh đẹp, nên thơ, trữ tình cùng những nét văn hóa đặc sắc, hang Bua đã được Bộ Văn hoá - Thông tin (nay là Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch) xếp hạng là “Di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh cấp quốc gia” năm 1997.Lễ hội hang Bua được tổ chức từ ngày 20 - 22 tháng Giêng (âm lịch), thu hút hàng vạn người dân và du khách thập phương. Đây là lễ hội truyền thống của đồng bào các dân tộc huyện Quỳ Châu nói riêng và vùng Tây Bắc Nghệ An nói chung, nhằm tưởng nhớ công ơn những người có công khai bản lập mường.Phần lễ được tổ chức tại đền Chiêng Ngam và phần hội tổ chức tại Hang Bua. Ngoài phần thi thuê váy, văn hóa ẩm thực, trong lễ hội, có nhiều môn thể thao truyền thống được tổ chức thi đấu như đẩy gậy, ném còn, đánh bóng chuyền...Để thu hút người dân và du khách thập phương về tham quan, chính quyền địa phương đặc biệt quan tâm tạo cảnh quan, trồng hoa trước khu vực hang Bua, tạo thành điểm check-in.
Hang Bua theo tiếng Thái là thẳm Bua được hình thành trên dãy núi đá vôi Phà Én thuộc bản Na Nhàng, xã Châu Tiến, huyện Quỳ Châu, cách thành phố Vinh 170 km về phía Tây Bắc.
Trải qua hàng triệu năm kiến tạo của địa tầng tự nhiên đã tạo cho hang Bua một vẻ đẹp vô cùng kỳ vĩ và huyền bí. Hang Bua gắn với huyền sử dân gian của đồng bào Thái, trong đó có chuyện về những mối tình của chàng Khủn Tinh, một nhân vật anh hùng trong sử thi của người Thái bản địa.
Lòng hang khá rộng, có nhiều măng đá, trụ đá, nhũ đá tạo nên những hình thù sống động. Các khối đá trong hang được thiên nhiên gọt dũa tạo thành những hình thù trừu tượng như ruộng bậc thang, bộ cồng chiêng, giường công chúa… hay những dụng cụ gắn liền với cuộc sống thời xưa của người Thái như dao, nỏ, liềm…
Tại hang Bua các nhà khảo cổ học từng tìm thấy các hóa thạch của nhiều loài động vật cổ xưa. Cũng tại đây, người ta còn tìm thấy dấu tích của người Việt cổ qua các công cụ lao động sản xuất như rìu đá thời kỳ đồ đá mới.
Không chỉ là một thắng cảnh đẹp, hang Bua còn có giá trị về di tích khảo cổ học. Năm 2015, theo chương trình “Nghiên cứu hệ thống các di tích khảo cổ hang động miền núi tỉnh Nghệ An” của Viện Khảo cổ học, các nhà khoa học đã thu được các di tích hậu kỳ Đá cũ (cách đây khoảng 40.000 - 15.000 năm) với kỹ thuật ghè đẽo thô sơ, nằm cùng hóa thạch của nhiều loài động vật trong trầm tích màu vàng rắn chắc.
Những lớp thạch nhũ với nhiều hình thù phong phú, đa dạng, hết sức kỳ thú.
Với phong cảnh đẹp, nên thơ, trữ tình cùng những nét văn hóa đặc sắc, hang Bua đã được Bộ Văn hoá - Thông tin (nay là Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch) xếp hạng là “Di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh cấp quốc gia” năm 1997.
Lễ hội hang Bua được tổ chức từ ngày 20 - 22 tháng Giêng (âm lịch), thu hút hàng vạn người dân và du khách thập phương. Đây là lễ hội truyền thống của đồng bào các dân tộc huyện Quỳ Châu nói riêng và vùng Tây Bắc Nghệ An nói chung, nhằm tưởng nhớ công ơn những người có công khai bản lập mường.
Phần lễ được tổ chức tại đền Chiêng Ngam và phần hội tổ chức tại Hang Bua. Ngoài phần thi thuê váy, văn hóa ẩm thực, trong lễ hội, có nhiều môn thể thao truyền thống được tổ chức thi đấu như đẩy gậy, ném còn, đánh bóng chuyền...
Để thu hút người dân và du khách thập phương về tham quan, chính quyền địa phương đặc biệt quan tâm tạo cảnh quan, trồng hoa trước khu vực hang Bua, tạo thành điểm check-in.