Tại sao nhiều người thích theo dõi cuộc sống sang chảnh của rich kid

Google News

Chính sự tò mò của dân mạng đã khiến các hội nhóm rich kid chuyên chia sẻ cuộc sống xa hoa trên mạng xã hội, tăng follow nhanh chóng.

Theo New York Times, The Wolf of Wall Street (tựa tiếng Việt: Sói già phố Wall) đã vượt qua mốc 300 triệu USD tại các phòng vé trên toàn thế giới vào năm 2013. Điều này cho thấy rằng không chỉ nước Mỹ mà xã hội nói chung dường như từ lâu đã bị ám ảnh bởi lối sống xa hoa mà chúng ta chỉ có thể mơ ước.

Keeping up with the Kardashian, chương trình truyền hình thực tế miêu tả cuộc sống giàu có của gia đình Kardashian, ra mắt đến mùa thứ 10 vẫn có hàng triệu người xem.

Không chỉ trên truyền hình, phim ảnh, giàu có là một trong những chủ đề được quan tâm nhất trên mạng xã hội. Có hàng chục hội nhóm rich kid khắp Internet, phổ biến nhất là trên Instagram. Trong đó có những nhóm thu hút hàng triệu follow, chẳng hạn như Rich kids of London, Rich kids of Internet, Rich Russian kids, Rich kids of Dubai...

Tai sao nhieu nguoi thich theo doi cuoc song sang chanh cua rich kid

Các hội nhóm rich kid trên mạng xã hội có hàng triệu follow.

Một nghiên cứu của Pew Research chỉ ra rằng đa phần khán giả của Keeping up with the Kardashian và những người theo dõi các hội nhóm rich kid đều trong độ tuổi 18 đến 34.

Như vậy những người trẻ chưa đạt đến độ tuổi chín muồi trong sự nghiệp là đối tượng thích theo dõi cuộc sống của người giàu nhất. Thế nhưng, khao khát và tò mò không phải là lý do duy nhất khiến giới trẻ bị ám ảnh bởi cuộc sống sung túc của người khác.

Tâm lý tò mò

Lý do chính của việc nghiện xem người giàu trên TV, mạng xã hội là vì ai cũng muốn một cuộc sống sung túc. Mọi người mơ ước được trải nghiệm chuyến du ngoạn bằng du thuyền sang trọng, du lịch bằng máy bay riêng, mua những chiếc xe hơi đắt tiền, ăn uống tại những nhà hàng bậc nhất...

Suy cho cùng, tâm lý con người là muốn xem những gì mình yêu thích hoặc mơ ước.

Khi khoảng cách giàu nghèo gia tăng, 1% dân số là giới siêu giàu không ngừng giàu hơn, trong khi 99% còn lại không dễ dàng vươn lên. Lối sống xa hoa là thứ dường như chỉ còn có thể nhìn thấy qua các bộ phim, chương trình truyền hình và mạng xã hội.

Mọi người tò mò về cấu trúc bên trong của xã hội thượng lưu, muốn tìm hiểu vai trò của người giàu trong toàn bộ xã hội, cách các rich kid tiêu tiền... Từ việc xem, nhiều người lại liên tục so sánh những gì họ thấy với cuộc sống trung bình mà chính họ đang có.

Tai sao nhieu nguoi thich theo doi cuoc song sang chanh cua rich kid-Hinh-2

Tai sao nhieu nguoi thich theo doi cuoc song sang chanh cua rich kid-Hinh-3

Tâm lý tò mò khiến khán giả say mê cuộc sống của người giàu trên phim ảnh, mạng xã hội.

Khuyết điểm của người giàu

Trong một bài thảo luận trên Twitter về câu hỏi: “Tại sao mọi người lại nghiện Keeping up with the Kardashian?”, rất nhiều lý do được đưa ra. Bên cạnh những câu trả lời như vì tò mò, vì yêu thích, một bình luận đặc biệt gây chú ý: “Tôi xem nó vì họ là những đứa trẻ giàu có nhưng hư hỏng. Và thật vui khi biết rằng tôi sẽ không bao giờ điên cuồng như họ”.

Nhiều người theo dõi cuộc sống của người giàu vì thích hay mong muốn có một lối sống tương tự. Nhưng số khác say mê theo dõi vì muốn tìm ra khuyết điểm của người giàu. Họ muốn chứng minh đó chưa hẳn là tầng lớp hoàn hảo. Ngưỡng mộ, ao ước, ghen tị, coi thường… là vô số những cảm xúc trái ngược đan xen khi chúng ta nghĩ về cuộc sống của giới nhà giàu.

Tai sao nhieu nguoi thich theo doi cuoc song sang chanh cua rich kid-Hinh-4

Tai sao nhieu nguoi thich theo doi cuoc song sang chanh cua rich kid-Hinh-5

Hình ảnh phô trương cuộc sống giàu có ngập tràn trên Instagram.

Nắm bắt thị hiếu người xem, các bộ phim, chương trình truyền hình chưa bao giờ phản ánh một chiều về lối sống của tầng lớp thượng lưu. Hiếm bộ phim nào chỉ đề cập đến hình ảnh các triệu phú, tỷ phú tự thân, làm giàu chân chính.

Nội dung được ưa chuộng phải là những cuộc đấu đá, thủ đoạn, sự ích kỷ, bất chấp thủ đoạn. Từ The Wolf of Wall Street, Rich Kids of Beverly Hills của Mỹ cho đến Sky Castle, The Penthouse: War in Life của Hàn Quốc đều như vậy.

Theo nhà phê bình Alyssa Rosenberg, khi theo dõi câu chuyện của người giàu, khán giả thậm chí hóa thân vào từng nhân vật để cố gắng đưa ra lựa chọn đúng đắn.

“Khi xem Real Housewives, một số người nói rằng nếu giàu có như các nhân vật chính, họ sẽ không ném tiền vào những phòng khách và tủ đồ gớm ghiếc như vậy. Họ cũng tự nhủ rằng bản thân sẽ không bao giờ thảm hại hoặc hoang đường như nữ chính của Blue Jasmine.

Chúng ta có thể không bao giờ ngừng khao khát tiền bạc bởi chúng giúp ta quên đi những điều phiền muộn, khiến cuộc sống dễ dàng hơn nhiều. Nhưng văn hóa đại chúng có thể đưa ra những lời nhắc nhở rất hiệu quả rằng chúng ta phải coi trọng những thứ như tự do và lòng tự trọng hơn cả sự giàu có”.

Theo Zingnews

>> xem thêm

Bình luận(0)