Với mong muốn sinh lời và hoàn thành mục tiêu cá nhân, ngày càng nhiều người trẻ chọn cách thay đổi thói quen chi tiêu. Không còn "mạnh tay" chi trả cho các cuộc vui hay sở thích cá nhân, họ chú trọng hơn vào việc nâng cao thu nhập và đầu tư lâu dài.
5 người trẻ dưới đây chia sẻ với Lifestyle về những thay đổi trong việc chi tiêu hàng ngày.
Sau dịch, tôi tăng khoản tiền mặt tiêu dùng trong tháng lên 30%, tôi mua những thiết bị điện tử hỗ trợ công việc và cũng một phần do giá cả đang tăng cao.
Tôi thấy việc tiết kiệm rất quan trọng, nó giúp tôi có vốn để đầu tư. Để biết được mình nên xài tiền cho những khoản nào, tôi luôn ghi lại chi tiết chi tiêu hàng ngày của mình.
Ví dụ như đi ăn uống, tôi sẽ không ghi mỗi tiền chi cho đồ ăn mà còn ghi quán ăn, trải nghiệm của bản thân để xem có nên đi ăn ở chỗ đó nữa không.
Bản thân tôi rất thích đầu tư. Tôi sử dụng các khoản lời cho việc mua sắm và tái đầu tư. Nếu không, tôi sẽ cắt bỏ khoản chi này.
Tôi nghĩ khi vật giá leo thang, nên đầu tư để chuyển tiền thành các tài sản khác có giá trị hơn. Tuy vậy, nó cũng là một con dao hai lưỡi. Chúng ta cần phải tìm hiểu và đầu tư thông minh.
Là một freelancer, thu nhập của tôi thường không ổn định. Bên cạnh đó, vì chưa có mục tiêu cụ thể nên tôi chọn củng cố khả năng tài chính của bản thân trước khi tiết kiệm.
Tôi không có ngày nhận lương cố định mỗi tháng. Tuy nhiên, tôi sẽ dành khoản thu đầu tiên cho 2 khoản chi bắt buộc là tiền thuê nhà và gửi về gia đình.
Thời gian này, tôi tập trung đầu tư cho công việc nhiều hơn. Đây là cách giúp tôi có thêm nguồn thu và nâng cao tài chính.
Có tháng, tôi dùng số tiền này để mua khóa học hoặc thiết bị mới. Đôi khi, nó lại dành cho các cuộc hẹn với đối tác. Theo tôi, mở rộng mối quan hệ cũng là cách gia tăng cơ hội việc làm.
Tôi ăn uống đơn giản, bạn bè cũng không nhiều nên số tiền chi cho khoản này khá "nhẹ nhàng". Cuối cùng, tôi dành ra khoảng 10% cho việc tiết kiệm. Nếu có thêm các khoản thêm, tôi cũng sẽ để chung vào đây.
Tôi cảm thấy mình là một người tiết kiệm nhưng không hà tiện với bản thân và mọi người xung quanh. Vì không có sở thích mua sắm, tôi cũng tiết kiệm thêm được một phần thu nhập.
Việc trau dồi kiến thức chuyên môn cho bản thân khá quan trọng đối với tôi. Tôi thường trích một khoản thu nhập để học thêm các khóa học. Đây là khoản chi xứng đáng và nên có.
Ngoài ra tôi cũng chi một số tiền để chơi thể thao, như cầu lông và đá banh. Chơi thể thao vừa rèn luyện sức khỏe vừa là dịp để tôi gặp bạn bè.
Trước dịch tôi rất hay mua những món đồ linh tinh trong nhà. Hiện tại, tôi chọn cách đơn giản hóa mọi thứ, chỉ mua sắm khi thật sự cần thiết. Nhờ vậy, tôi tiết kiệm được một khoản và giảm thời gian dọn dẹp.
Sau dịch tôi tiết kiệm hơn, chủ yếu là tiền ăn. Tôi nấu ăn ở nhà và hạn chế ra ngoài. Thay vì gặp mặt bạn bè tại các hàng quán sang trọng, tôi thường đi công viên và dạo phố hơn.
Tính chất công việc chính của tôi có thể làm từ xa nên khá thoải mái. Từ lúc dịch tới giờ, tôi cũng kiếm thêm thêm các công việc khác như nhận sổ sách để làm tăng thu nhập.
May mắn của tôi là được ở cùng gia đình nên không tốn tiền thuê nhà. Thay vào đó, mỗi tháng tôi sẽ gửi bố mẹ một khoản lo sinh hoạt phí. So với bạn bè, tôi thấy cũng đỡ được phần nào.
Ngoài ảnh hưởng của bão giá, tôi còn ấp ủ kế hoạch mua nhà ra riêng nên chi tiêu khá tiết kiệm.
Khi nhận lương, tôi lập tức chuyển 35% vào một tài khoản ngân hàng riêng cho kế hoạch này. Con số được thay đổi so với năm trước nhưng vẫn chưa ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống của tôi.
Với số tiền còn lại, tôi dành phần lớn cho việc hẹn hò. Là con trai, tôi không hay mua sắm, các buổi tiệc cũng không quá thường xuyên nên thỉnh thoảng, tôi không sử dụng hết 2 khoản này. Số dư tôi sẽ để dành qua tháng sau.
Vì mới ra trường và đang trong giai đoạn thử việc nên tiền lương của tôi không quá nhiều. So với thời còn đi học, tôi phải học cách tiết kiệm hơn.
Trước đây, mỗi tháng tôi sẽ có 2 khoản thu: từ gia đình hỗ trợ và đi làm thêm. Các nhu cầu chi tiêu cũng ít và thấp hơn hiện tại nên tôi khá dư dả.
Khi đi làm, tôi phát sinh thêm các khoản chi khác. Ví dụ, vào buổi trưa hay đầu giờ chiều, đồng nghiệp thường rủ nhau ăn uống. Đôi lúc, dù không có nhu cầu, tôi vẫn tham gia để duy trì mối quan hệ.
Nhiều khoản như trên gộp lại, cuối tháng tôi khó có dư cho tiết kiệm. Để tránh tình trạng "cháy túi", tôi bắt đầu tập thói quen lập kế hoạch chi tiêu.
Chưa quen với việc này nên tôi chỉ chia ra thành 3 khoản phí lớn gồm sinh hoạt phí, sinh hoạt cá nhân và phát sinh.
Tiền ăn, ở của khoản sinh hoạt phí gần như ít thay đổi nên khá dễ kiểm soát. Dù tôi đã cố gắng tiết kiệm, 2 khoản còn lại đôi lúc vẫn vượt kế hoạch. Tôi đang tìm cách siết chặt chi tiêu hơn nữa để còn có khoản tiết kiệm riêng.